Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

CÓ 1 GIẢI THƯỞNG CẤP...AO LÀNG


Sắp đến Noel, dạo qua facebook thấy có nhiều phiên bản lỗi gây cười của ông già Noel, bà già Noel, thôi thì cái đó chỉ là gây cười kiểu hài hước.

Lướt mạng qua nhiều nước thấy có nhiều giải thưởng vinh danh người khác, như giải thưởng Nobel, giải thưởng Traicôpxki, giải thưởng Putlitzer, hay ở nước mình có giải thưởng Hồ Chí Minh...Đặc trưng của các giải thưởng này là: giải thưởng ở quy mô lớn, từ cấp quốc gia trở lên, được công nhận, người đứng tên trên giải thưởng là một người xuất sắc, là vĩ nhân, là người tài giỏi, và người đạt giải là người cống hiến rất lớn trên lĩnh vực được nhận giải...

Ấy thế mà, giải thưởng cũng có phiên bản lỗi. Mà ngộ ghê, phiên bản lỗi này lỗi tàn tệ, có một giải thưởng cấp ao làng mang tên "Giải nhân quyền Ngô Đình Lượng". Tôi thấy giải thưởng lạ hoắc, nếu tôi nhớ không nhầm thì thằng cha Ngô Đình Lượng này mới vô tù, chả lẽ giải này vinh danh những kẻ có tội vào tù sao? Thế là lướt lướt lướt, biết được là: Ngô Đình Lượng là một con chiên của Nghệ An, một con chiên sống "xấu đời, xấu đạo" cả lượt đi và lượt về, là kẻ thù của dòng họ "Lê" tại Nghệ An khi mạo danh dòng họ để cấm con cháu dòng họ xem VTV1 liên quan đến vụ Formusa.

Ừ thì hắn vào tù vì tội chống phá chính quyền, tội trạng rành rành ra đấy, chính vì "chống phá điên cuồng" nên bị phạt 20 năm tù. Thế mà cái lũ VT kia khôn đâu không biết, thành lập giải thưởng nhân quyền khi mà chắc gì chủ nhân của cái tên kia hiểu thế nào là "nhân quyền"? Nhưng ta nên thông cảm chăng khi mà sở trường của bọn này là "đổi trắng thay đen", "chó điên cắn càn", "mồm hôi chẳng nói điều hay". Ha ha.
Xin thưa các bác, các bác hãy học lại chữ nhân quyền viết thế nào rồi mới làm nhé. Cái giải này cũng giống như lấy tên một thằng ăn cắp để trao giải cho những người thật thà, cũng giống như lập miếu thờ cho gái điếm vậy.

Ban giám khảo của Giải này phải chăng là: "Luật sư Đôn", "Nhà báo Tuyết Diệu", "Mẹ Nấm"...rồi tự trao giải cho chính mình???? Chắc là vậy, chỉ có những đứa thối mồm mới chịu được những đứa thối giống mình thôi.

Thế mới nói!!! Một chiêu thức quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi thời luôn được bọn "lưỡi không xương" sử dụng đó là nhét chữ vào mồm người khác. Buồn cười !!!!

Ngọc Ái

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

CÁI GIÁ CỦA PHẢN ĐỘNG


Phản động, theo từ điển Tiếng Việt do GS Hoàng Phê chủ biên (tính từ): có tính chất chống lại cách mạng, chống lại sự tiến bộ. Như tư tưởng phản động. Các thế lực phản động.

        Tôi dẫn lại khái niệm “phản động”, bởi vì vừa qua tôi đọc bài báoCần xử lý nghiêm những kẻ ngông cuồng chống phá Đảng và Nhà nước” của nhà báo Nguyên Lưu đăng trên Báo Phú Yên. Tôi biết nhà báo Nguyên Lưu qua những trang bút ký, phóng sự đầy chất sống, hơi thở thời cuộc, chia sẻ những bức xúc, những cảnh đời, thân phận con người trên báo Lao động với bút danh Lưu Phong. Khi về công tác tại Phòng thư ký tòa soạn của Báo Phú Yên, anh đã tập hợp và xuất bản 02 tập sách “Hoa thiêng trên biển”“3600… trải lòng”. Một nhà báo với tấm lòng yêu thương biển đảo quê hương sâu sắc như thế, với những trang viết ấm áp tình người như thế, tôi tin anh là một nhà báo chính trực, một ngòi bút nhân văn.



Giầy mời lần 3 của Công an huyện Tây Hòa.
 Nguồn Fb TTTD.

        Qua bài viết, bộ mặt ngông cuồng chống phá Đảng và Nhà nước của đối tượng Trần Thị Tuyết Diệu (từng công tác tại Báo Phú Yên đã bị kỉ luật buộc thôi việc vì vô tổ chức, vô kỉ luật, phải sống bằng những đồng tiền trợ cấp thất nghiệp do Sở LĐ,TB&XH Phú Yên chi trả trong 6 tháng) đã được vạch trần, sáng tỏ để nhân dân trong tỉnh biết được bản chất thật về con người Trần Thị Tuyết Diệu với những hành vi vi phạm pháp luật như thế.

        Qua theo dõi trang Fanpage Tuổi trẻ yêu nước – một chuyên trang chỉ rõ, vạch trần những âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các đối tượng phản động trong và ngoài nước, tôi được biết đối tượng Trần Thị Tuyết Diệu đã được Công an huyện Tây Hòa mời lên làm việc 03 lần để làm rõ hành vi truyền đưa thông tin trên mạng xã hội. Nhưng cả 03 lần đối tượng đều không đến và cho rằng đó là quyền từ chối.


Trần Thị Tuyết Diệu - Kẻ ngông cuồng chống phá 
Đảng và Nhà nước. Ảnh Fb TTTD.

        Trần Thị Tuyết Diệu cố tỏ ra ngông, nhưng thực chất là bị cuồng phát qua những “liều” comment tung hô trơ trẽn của các đối tượng khác trên trang facebook cá nhân của Diệu. Tôi thông cảm cho Diệu bởi sự non nớt này. Nhưng luật pháp không phải là chuyện đùa. Việc công an nhẫn nại mời Diệu đến làm việc 03 lần, rõ ràng đó là sự tính toán nhân văn, nhưng đó cũng là giới hạn.

        Ngày 09/11/2018, Diệu viết trên trang facebook Trần Thị Tuyết Diệu (phóng viêt Tuyết Diệu) rằng: ít nhất trong vòng 6 tháng tôi sẽ không đăng bất kỳ 1 status nào, đồng thời gỡ toàn bộ các bài chỉ trích công an Phú Yên, để tập trung viết tiểu thuyết.

        Một kẻ phản động muốn ăn năn hối cải và làm lại một con người chân chính thì có được không. Tôi cho rằng ai cũng có thể làm được và không bao giờ là quá muộn nếu biết dừng lại. Nhưng dừng lại là chưa đủ. Diệu phải biết khắc phục hậu quả do mình gây ra. Nếu Diệu coi facebook của mình như một thứ rác, thì phải biết dọn dẹp sạch sẽ, trước khi làm những điều cao sang hơn. Diệu còn cho rằng: nếu hứng thú và thành công việc viết tiểu thuyết sẽ dừng chơi facebook luôn. Tôi cho rằng chơi hay không chơi facebook không phải là vấn đề, vấn đề là chơi như thế nào. Tôi biết Diệu có quan hệ với kha khá các đối tượng hoạt động chống phá chính quyền, như Diệu chơi với Nguyễn Viết Dũng (Nghệ An) – Dũng ngồi tù, Diệu chơi với Võ An Đôn (Phú Yên) – Đôn bị tước thẻ luật sư, Diệu vào thăm nhà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Khánh Hòa) – Quỳnh phải lặn lội sang Mỹ tị nạn… vì những hoạt động chống phá Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Cho nên Diệu tự biết phải làm gì. Đừng nghĩ rằng những bài viết hống hách, bôi nhọ, nói xấu trên facebook là vô thưởng vô phạt. Đừng nghĩ chỉ khi nào tham gia vào các tổ chức phản động, đi khủng phố, phá hoại mới là phản động và bị bắt. Chỉ cần một hành vi, bài viết xuyên tạc trên facebook, nói xấu một tổ chức, cá nhân thì đã có thể bị khởi kiện, khởi tố, nhẹ thì theo luật hành chính, nặng thì theo luật hình sự.

       Việc một công dân cố tình không chấp hành đến làm việc với cơ quan Công an, thì với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, Trần Thị Tuyết Diệu hoàn toàn có thể bị cơ quan Công an triệu tập và nếu vẫn không chấp hành thì sẽ bị dẫn giải theo khoản 11 điều 466 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, "Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng".

        Trần Thị Tuyết Diệu có muốn là nhà văn (dù chưa viết nổi một tác phẩm nào), nhà báo (chỉ mới cọc cạch những con chữ non nớt đã bị tước thẻ nhà báo), nhà “dân chủ” (thực chất chỉ là con nai vàng)…mà vẫn tiếp diễn hành vi viết bài trên facebook có nội dung chống phá chính quyền, xuyên tạc, bôi nhọ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lực lượng bảo vệ pháp luật, thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến nhà đá. Nhưng chưa hết. Còn bao nhiêu người thân nữa sẽ phải bị liên lụy...có đáng không?
Thiện Tâm.
Theo Fb Tuổi trẻ yêu nước.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU – PHẢI CHĂNG ĐANG SỢ HÃI! (Kỳ 1)

Thời gian bấy lâu nay, trên các mạng xã hội, nhất là Facebook thường xuyên xuất hiện những tờ giấy mời làm việc của cơ quan Công an được đăng công khai trên một số trang cá nhân của một số đối tượng chống đối trong nước, phải chăng là kế hoạch tổ chức triển lãm online mà nơi đây các nhà “dân chủ” sẵn sàng phô bày hàng loạt bằng chứng về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đây không khác nào hành động vạch áo cho người xem lưng, tự phô ra những cái xấu mà các nhà “dân chủ” đã thực hiện.
Giấy mời làm việc của Công an huyện Tây Hòa 
Thực ra ai đã và đang thường xuyên “lướt dọc lướt ngang” facebook Trần Thị Tuyết Diệu đều thấy được điều ấy. Thực tế học đòi thói phô bày giấy mời làm việc lên mạng của Võ An Đôn, tiếp tục Tuyết Diệu lại “khoe khoang” trên Facebook của mình, bà Diệu đã trưng ra giấy mời của Công an huyện Tây Hòa, giấy mời nêu rõ vào ngày 25/10/2018 đến tại Công an huyện Tây Hòa, nơi bà Diệu cư trú để làm việc. Lí do làm việc là về một số vấn đề liên quan an ninh trật tự tại địa phương. Kèm theo hình ảnh giấy mời là lời tuyên bố hùng hồn của bà Diệu rằng sẽ từ chối đến làm việc.
Xin nói luôn, về luật, tuyên bố khẳng định chắc nịch như vậy là sai. Sai ở đâu? Mời bà Tuyết Diệu đọc Điều 4 của Bộ luật hình sự. Ở đó quy định mọi công dân phải có bổn phận hợp tác với cơ quan tố tụng để phòng chống tội phạm. Điều này cũng thể hiện có thể từ chối một lời mời làm việc vì lí do chính đáng, tuy nhiên để bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương thì bản thân mình nên có trách nhiệm trong vấn đề này.
Cũng có thể nói, ở đây cơ quan Công an mời những người này một cách khá lịch sự, nhã nhặn khi tránh mọi điều tai tiếng cho cá nhân người được mời, kể cả việc viết lẫn gửi giấy mời đều được tiến hành theo quy định của pháp luật. Thế nhưng chính sự phơi bày mọi thứ lên Facebook, nghĩa là một sự phơi bày những thứ xấu xa của mình mà có lẽ cơ quan Công an đã phát hiện.
Hơn nữa, những người có trách nhiệm đã đi đến tận địa phương nơi bà cư trú để gửi giấy mời thể hiện thêm một lần nữa tỏ ra có thiện chí. Một khi được mời lên làm việc theo đúng nghĩa là quá trình hợp tác với cơ quan Công an nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến một số vụ việc nào đó hoặc có thể đã có những hành vi vi phạm pháp luật cần phải làm rõ. Vốn bản thân là một công dân nước Việt Nam, bà Tuyết Diệu nên hiểu rõ trách nhiệm của mình, làm việc không phải để đe nẹt và hành hung điều gì, việc từ chối làm việc của bà như một lời thách thức vô lối đối với chính quyền địa phương, thật sự khi có tật thì mới giật mình, khi có làm gì sai thì mới không dám đến làm việc và sợ đến như vậy. Bản thân luôn miệng đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, thường xuyên chê bai nước Việt Nam đủ đường, thường xuyên tung nhiều sản phẩm của chính bản thân mình về việc nói xấu Đảng, Nhà nước. Miệng “bô bô” tỏ vẻ hào chí nhưng chẳng khi nào dám thẳng thừng trực tiếp tự nhận những việc mình làm, chẳng bao giờ dám đối mặt chất vấn cùng cơ quan chức nă¬ng, thật xấu hổ khi chỉ “múa rìu qua mắt thợ”.
Bà nên hiểu rằng, trên giấy mời có ghi số lần mời, bà nên tích cực hợp tác tham gia để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, gia đình và mọi người. Đây là công việc của cơ quan chính quyền chứ không phải là đám cưới mà nói rằng thích thì đến không thì thôi. Việc hợp tác ngay từ đầu chỉ có lợi cho bà mà thôi.
Thật sự những cuộc triển làm giấy mời và những lời khăng khăng từ chối của những người coi mình là “dân chủ” này đôi khi thường xuyên và liên tục sẽ không đem lại hứng thú cho người dân bình thường, vẫn chỉ là chiêu trò tự sướng. Qua những sự việc này sẽ lòi ra rất nhiều cái xấu, mọi người sẽ biết được rất nhiều lần những việc mà những người này có những quan điểm chống đối đối với Đảng và Nhà nước.
Tuệ Tĩnh

KAIRO HÒA TV – KẺ LỪA BỊP, XUYÊN TẠC VÔ LỐI


4 giờ sáng, chuông điện thoại di động reo lên, tôi bấm máy trả lời nhanh gọn để báo hiệu cho đầu sóng bên kia biết tôi đã sẵn sàng đúng như cuộc hẹn từ ngày hôm qua. Mười phút sau, anh bạn chạy xe máy đến đỗ trước nhà rồi bóp còi, trông anh bạn của tôi đúng như là một dân đi phượt thứ thiệt, ăn mặc “bụi bặm”, vắt đôi kính đen trước ngực áo, ba ga phía trước xe đèo chiếc ba lô cũ kỹ toàn đựng những thứ đồ nghề phục vụ cho đi dã ngoại. Nghe tiếng còi xe, tôi vớ chiếc ba lô đeo lên người, từ trong nhà bước ra rồi ngồi sau xe, chiếc xe rú ga, từ từ chuyển động băng qua đường Nguyễn Huệ, xuống đường Hùng Vương, ra quốc lộ 1A rồi đi thẳng theo hướng Bắc về thị xã Sông Cầu.
Không giống như những chuyến đi khác, hôm nay chúng tôi không đi phượt mà là đi làm một việc làm nhân nghĩa và trách nhiệm của 02 tên “bao đồng” đang thất nghiệp, đó là tìm hiểu về ngọn ngành của những câu chuyện đã được đăng và chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, nhằm mục đích giúp cho những người dân bị oan trái do chính quyền o ép lấy lại sự công bằng. Vượt sáu mươi cây số từ thành phố Tuy Hòa chúng tôi đến thị xã Sông Cầu lúc hơn 5 giờ sáng, mặt trời rất đẹp, chiếu lấp lánh trên vịnh Xuân Đài nhìn từ dốc Găng xuống, chúng tôi tìm ghé lại một quán ăn bên đường gần đó để làm thủ tục cho bữa sáng, bữa sáng của chúng tôi khá gọn nhẹ và nhanh chóng để tiết kiệm thời gian đi tiếp không để muộn.Trước tiên chúng tôi đi về thôn Hòa Lợi của xã Xuân Cảnhđể mong được thưởng cảnh đẹp hoang dã của một làng chài và phơi mình dưới những giọt nắng sáng dịu dàng còn sót lại trên bãi biển hoang sơ, quyến rũ như tranh vẽ mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hòa Lợi mà lâu nay chúng tôi đã nghe nhiều nhưng chưa từng được đặt chân đến, tiện thể sẽđiều tra về vụ của bà Trần Thị Tảo. Hỏi thăm, nhờ chủ quán chỉ con đường đến Hòa Lợi, chúng tôi tiếp tục lên xe theo quốc lộ 1A rồi băng qua nhiều ngả rẽ, cuối cùng cũng đã đến được Hòa Lợi. Không được như dự kiến, vì khi đến nơi, mặt trời đã lên cao, chúng tôi đi thẳng vào khu dân cư, gặp gỡ người dân ở đây, hỏi thăm những vấn đề liên quan đến gia đình bà Trần Thị Tảo như video vàbài viết đã đăng tải trên tài khoản Facebook “Kairo Hòa TV” vào ngày 11/10/2018 với tựa đề “TỈNH PHÚ YÊN - CHÍNH QUYỀN 23h ĐÊM ĐẾN LẬP BIÊN BẢN CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT CỦA DÂN GIAO CHO DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KINH DOANH DU LỊCH THU LỢI NHUẬN RIÊNG” được cư dân mạng chú ý với 391 lượt chia sẻ và 77 lượt bình luận đa số đều bày tỏ quan điểm bức xúc,bất đồng với chính quyền, buổi chiều chúng tôi quay về xã tiếp tục công việc của mình. Sau quá trình điều tra để làm rõ sự thật đâu là trắng, đâu là đen, chúng tôi khá bất ngờ và thất vọng với bài viết trên Facebook “Kairo Hòa TV” như nói ở trên,vì đã gây ra sự hiểu lầm cho nhiều người, tác giả bài viết chỉ nắm thông tin theo hướng một chiều từ phía gia đình và người thân của bà Tảocung cấp chứ bài viết chưa nắm và phân tích được thông tin từ nhiều nguồn mang tính nghiệp vụ cao.

Để mọi người hiểu ra sự thật của mọi vấn đề, cũng là để bảo vệ lẽ phải cho các bên, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin mà trong quá trình điều tra, tìm hiểu thông qua từ nhiều nguồn chúng tôi đã ghi nhận được cho mọi người hiểu để có cái nhìn chính xác, khách quan và thông cảm cho nhau. Bằng cách dễ hiểu nhất, chúng tôi xin dẫn từng nội dung rồi phân tích, đặt câu hỏi, trả lời một cách xác đáng, cụ thể sau đây:
Thứ nhất,“23h đêm Chủ Tịch ủy ban nhân dân xã Xuân Cảnh huyện Sông Cầu và nhiều cán bộ công an xã, trưởng thôn đến lập biên bản cưỡng chế thu hồi trên 2ha đất của bà Trần Thị Tảo khai hoang năm 1984 giao cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch thu lợi nhuận riêng”. Về vấn đề này tôi xin khẳng định rằng, hoàn toàn không có một vụ cưỡng chế thu hồi đất nào của chính quyền xã Xuân Cảnh đối với bất cứ một người dân nào ở xã Xuân Cảnh nói chung và tại thôn Hòa Lợi nói riêng trong thời gian gần đây. Những hình ảnh trong đoạn clip là hình ảnh của vụ việc chính quyền xã Xuân Cảnh lập biên bản vi phạm hành chính đối với gia đình của bà Trần Thị Tảo vì đã có hành vi xây dựng lều trại trái phép trên đất của nhà nước đã giao cho dự ánvào buổi tối.Xem toàn bộ đoạn clip hoàn toàn không thấy phía chính quyền có ai nói lời xúc phạm đến gia đình đương sự, chỉ thấy phía gia đình đương sự, chửi bới, lăng mạ cán bộ, chính quyền. Một số dòng bình luận phía dưới bài viết cho rằng “chính quyền làm việc vào ban đêm chắc có chuyện mờ ám”, chúng tôi xin trả lời rằng, để ngăn chặn hậu quả xảy ra do vi phạm hành chính gây nên, việc lập biên bản vi phạm hành chính sẽ được tiến hành từ khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính xảy ra, bất kể thời gian, địa điểm. 


Nhân đây tôi xin hỏi lại chủ tài khoản “Kairo Hòa TV” và những người tham gia bình luận, có luật nào cấm chính quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính vào ban đêm hay không? Chắc chỉ có luật của “Kairo Hòa TV”.

Thứ hai, “đất khai hoang của hai vợ chồng bà Tảo tạo lập từ năm 1984”, vì đạo lý “kính lão đắc thọ” lẽ ra tôi không muốn nói đến vấn đề này vì bà Tảo đã lớn tuổi, nhưng vì trách nhiệmbảo vệ lẽ phải, tôi xin mạn phép nói ra, kính mong bà Tảo hết sức thứ lỗi. Đó là, trong quá trình tranh chấp, gia đình bà Tảo đã từng ủy quyền cho nhà báo Phi Công thuộc báo Kinh tế nông thôn khởi kiện ra Tòa án thị xã Sông Cầu để được giải quyết. Ngày 29/9/2017, Tòa án thị xã Sông Cầu đã có bản án số 02 giải quyết vụ kiện, kết quả không chấp nhận toàn bộ nội dung khởi kiện của gia đình bà Tảo vì bà Tảo không cung cấp được giấy tờ để chứng minh về quyền sử dụng đất của mình theo quy định của Luật Đất đai. Sau khi bản án số 02 đã ban hành, gia đình bà Tảo không làm đơn kháng án theo quy định, vì vậy những cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện theo bản án số 02.

Thứ ba, đất này có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)? Gia đình bà Tảo đã khởi kiện ra Tòa án và đã được Tòa án giải quyết bác nội dung khởi kiện vì không có giấy tờ chứng minh. Hiện nay bản án của tòa án đang có hiệu lực thi hành nên nhà nước không thể xét cấp sổ đỏ cho gia đình bà Tảo.
Thứ tư, đất này có được bồi thường?Việc nhà nước thu hồi đất này giao cho dự án không bồi thường là đúng vì đến thời điểm hiện nay, gia đình bà Tảo chưa thể chứng minh được quyền quản lý và sử dụng thuộc về gia đình bà. Nếu nhà nước, chủ đầu tư bồi thường cho gia đình bà Tảo là trái quy định của pháp luật, những người nào thực hiện việc bồi thường đất này cho gia đình bà Tảo sẽ bị xử lý trước pháp luật vì gây thất thoát tài sản của nhà nước và của nhân dân.
Thứ năm, gia đình, người thân của bà Tảo dựng lều trại vào ban đêm là đúng hay sai? Vì sao không tiến hành việc đó vào ban ngày?Tôi xin được phép nhường những câu hỏi này cho bạn đọc quan tâm suy nghĩ.
Thứ sáu, việc giao đất cho doanh nghiệp có ai thu lợi nhuận riêng hay không?Nội dung này chúng tôi yêu cầu tác giả bài viết cung cấp cho công luận và các cơ quan chức năng những ai (tên, tuổi, địa chỉ) có thu lợi nhuận riêng từ việc giao đất cho doanh nghiệp kèm theo chứng cứ cụ thể, rõ ràng. Nếu không cung cấp được, chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm tác giả bài viết theo quy định của pháp luật vì đã có hành vi vu khống, bôi nhọ, xúc phạm cán bộ, chính quyền trên mạng xã hội Facebook làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cán bộ, chính quyền.
Ông bà xưa có dạy: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Có nghĩa là: “nước phải có phép nước, nhà phải có nội quy của nhà”,phép nước là pháp luật dùng để giữ gìn sự ổn định xã hội của đất nước ấy.Nhà có lề lối, gia phong của nhà để duy trì tôn ti trật tự và khuôn pháp đạo đức của gia đình ấy. Suy rộng ra là, bất kỳ ai cũng phải tuân thủ theo pháp luật của nhà nước ở bất kỳ thời đại nào, cũng như thành viên trong nhà phải tuân thủ theo lề lối, gia phong của gia đình, dòng họ. Trong trường hợp này có lẽ tác giả bài viết đã quên đi lời dạy của ông bà xưa, khi chưa hiểu được lẽ phải bên trong nội tình của sự việc mà đã đăng tải bài viết lên Facebook cá nhân của mình một cách mù quáng gây hiểu nhầm cho nhiều người, đó là vi phạm phép nước. Hay có lẽ, tác giả đã tự đặt mình lên chỗ đứng trên luật pháp.
Một chuyến đi thất bại, những dự kiến ban đầu sẽ tìm hiểu và viết để bảo vệ lẽ phải cho người dân, nhưng ngược lại thì hoàn toàn không thể. Thôi thì đây, tất cả những gì liên quan đến bài viết “CHÍNH QUYỀN 23 GIỜ ĐÊM…”chúng tôi đã điều tra được, xin gửi đến tất cả cho những ai quan tâm. Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra các vụ việc khác đã từng được đăng lên tài khoản Facebook “Kairo Hòa TV” trước đó và sẽ cung cấp thông tin đầy đủ đến với bạn đọc gần xa để mọi người có cái nhìn chính xác hơn và“đấu tranh” cho đúng, tránh nhận thức phiến diện một chiều gây xáo trộn trong xã hội từ những dòng bình luận của mình. 
Hẹn gặp lại ở bài sau!

Văn Phú, Ngọc Yên.

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ CUỐI)

Sau hơn ba ngàn câu thơ trong kiệt tác Truyện Kiều, nhà thơ Nguyễn Du cũng chỉ kết luận một chữ “Tâm” đầy sâu sắc:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Chữ “Tâm” ở đây chính là lương tâm, đạo đức, tấm lòng nhân thiện của một con người trong cuộc sống hay trong nghề nghiệp nào cũng vậy, phải đặt cái tâm lên trước tiên. Nói về nghề làm báo, cái tâm ở đây chính là dám tìm ra sự thật, viết ra sự thật, đưa sự thật đến với công chúng. Bởi vì, “Trong báo chí, nói ra sự thật là luật tối thượng” (trích lời phóng viên nổi tiếng Walter Lippmann).


Một nhà báo đưa tin sai sự thật là đã không giữ được cái tâm của người làm báo, đã vi phạm luật tối thượng của nghề. Nhà báo Phi công chính là người như vậy, một nhà báo không còn giữ được cái tâm, cái đức, khi liên tục đưa tin sai sự thật trên báo Kinh tế nông thôn.

"Bút tích" của ông Phi Công

Kỳ này, tôi sẽ gửi đến mọi người vụ việc liên quan đến Dự án Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa. Năm 2009, để triển khai dự án, UBND thành phố Tuy Hòa đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành chi trả tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân. Tuy nhiên, lại có một số hộ dân cho rằng việc bồi thường chưa thỏa đáng nên không chịu nhận tiền bồi thường mà đòi được bồi thường bằng những khu đất có giá trị tương đương (tức đòi bồi thường về đất). Trong đó có 06 hộ dân thuộc 48 hộ được giao đất lâm nghiệp với mục đích “phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp” từ năm 1995 với thời hạn 50 năm. Vì đây là đất rừng phòng hộ nên theo quy định chỉ bồi thường về cây trồng có trên đất, việc 06 hộ dân đòi bồi thường về đất là không đúng quy định. Ngoài ra, năm 1996 còn có 23 hộ dân được giao đất để làm khu chăn nuôi và trồng cây xanh. Tuy nhiên, trong số 23 hộ này thì có 07 hộ không thuộc đối tượng được giao đất vì tại thời điểm giao đất, cả 07 hộ đều không cư trú ở địa phương (thị trấn Phú Lâm lúc đó), và từ khi giao đất đến nay cả 07 hộ đều không hoạt động sản xuất gì trên đất được giao, nên không được bồi thường về đất. Còn 16 hộ vì có sự sai sót trong việc xác định loại đất nên hiện đang điều chỉnh để có phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đúng quy định. 

Vậy mà, nhà báo Phi Công lại viết báo đăng trên báo Kinh tế nông thôn với nội dung cho rằng: tất cả 71 hộ dân đều có đủ điều kiện để được bồi thường về đất (48 hộ được giao đất lâm nghiệp với mục đích “phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp” và 23 hộ dân được giao đất để làm khu chăn nuôi và trồng cây xanh), UBND tỉnh lấy đất của dân không ra Quyết định thu hồi, không thực hiện phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư… Nhà báo Phi Công đã viết báo với những nội dung sai sự thật như vậy, thật vô căn cứ, hàm hồ.

Ông Phi Công đang đi "tác nghiệp" ở một vùng quê.


Không chỉ có các vụ việc xảy ra ở Xuân Quang 3 – Đồng Xuân, Bãi Rạng – Sông Cầu, Nam Tp Tuy Hòa mà còn nhiều vụ khác ở nhiều nơi khác như: Hai Riêng - Sông Hinh, Xuân Cảnh – Sông Cầu, Xuân Hải – Sông Cầu… mà hầu như tất cả đều có điểm chung là liên quan đến khiếu kiện đất đai, lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của nhân dân, lợi dụng các vấn đề liên quan đến giải quyết quyền lợi của người dân mà nhà báo Phi Công đã chà đạp lên nhân phẩm và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo để dụ dỗ, vòi tiền của người dân bằng những lời hứa hẹn hão huyền và những bài báo không có căn cứ, sai sự thật.

Trong quá trình tác nghiệp, Phi Công đã không ít lần lừa đảo bà con nhân dân để vụ lợi bản thân. Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị Chín (ở Xuân Hải, Sông Cầu) là một nạn nhân của Phi Công mà tôi biết. Khoảng cuối tháng 9/2016, Phi Công có đến gặp bà Chín để giúp bà Chín viết đơn khiếu nại đến cơ quan chính quyền của Thị xã Sông Cầu để yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Đồng thời, Phi Công đã phỏng vấn và chụp hình bà Chín và hứa sẽ đăng lên báo Kinh tế nông thôn với các nội dung đã thỏa thuận với bà, sau khi báo phát hành sẽ đưa cho bà Chín 200 tờ và bà Chín phải trả 2 triệu đồng cho Phi Công. Tuy nhiên, sau khi báo phát hành, bà Chín phát hiện không có các nội dung như đã thỏa thuận nên chỉ nhận 100 tờ báo và trả cho Phi Công 1 triệu đồng. Khoảng tháng 3/2017, Phi Công có hẹn gặp bà Chín để mượn 1 triệu đồng vì có việc gấp phải đi Quy Nhơn và hứa ngày hôm sau sẽ đến nhà trả cho bà Chín, nhưng đến tận nay vẫn chưa trả. Nhận thấy mình bị lừa, bị lợi dụng, sau đó bà Chín đã có đơn tố cáo Phi Công mượn danh nhà báo để gian dối với người dân thiếu hiểu biết, đồng thời bà cũng tuyên truyền cho mọi người biết được bộ mặt xấu xa của Phi Công.

Đặc biệt, mới đây trên mạng xã hội Facebook lan truyền nhiều video của người dân quay lại, mà nhân vật chính lại là nhà báo Phi Công, nội dung các video cho thấy sự lừa đảo trắng trợn của Phi Công đã bị người dân phát hiện, chặn đường, ép phải viết giấy cam kết trả lại hồ sơ giấy tờ, chứng từ nguồn đất mà ông đã nhận của chủ đất và giấy giao kèo trả tiền công 200 triệu nếu nhà báo ủy quyền tranh đấu thắng kiện. Mà nhìn vào cái giấy cam kết do Phi Công viết chắc ai cũng không tin nổi đây là những dòng chữ của một nhà báo, chữ đã xấu mà trình bày không còn ra một thể thức gì cả, quả đúng là nhà báo Phi Công đã “bẻ cong ngòi bút” của mình cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình của những sai trái mà nhà báo Phi Công đã thực hiện trong quá trình hành nghề của mình và còn nhiều lần sai trái khác nữa. Vậy mục đích, động cơ là gì mà Phi Công lại sẵn sàng bán bổ lương tâm, đạo đức của mình, chắc ai cũng hiểu, Phi Công cũng không nằm ngoài vòng xoáy lợi ích vật chất cá nhân. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, xử lý quyết liệt, không để vi phạm nối tiếp vi phạm, gây mất niềm tin của người dân với báo chí.

Ngoài chuyện của nhà báo Phi Công, hiện nay trong hoạt động báo chí nói chung vẫn còn hiện tượng đưa tin sai sự thật, rút tít giật gân, phản ánh phiến diện, đưa tin nặng về những mặt trái của xã hội, thiếu tính chất định hướng dư luận theo đúng sự thật, ít đăng tin nêu những gương người tốt việc tốt, nhiều tờ báo còn thụ động trong việc đưa tin phản bác sự sai trái trên mạng xã hội… Giống như mọi lĩnh vực hoạt động khác của xã hội, hoạt động báo chí luôn phải đáp ứng yêu cầu thượng tôn pháp luật, tôn trọng sự thật, tôn trọng cộng đồng. Người làm báo hơn ai hết phải cần có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc, không nên nghĩ đây là một cái nghề để cầu danh, cầu lợi, mà là để hành đạo, giúp ích cho nhân dân. Những nhà báo uy tín là những người không bao giờ rời sự thật. Chỉ có như vậy, người làm báo mới thật sự dùng ngòi bút của mình để góp phần xây dựng xã hội văn minh, phát triển.

Mộc Nguyên

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 2)

Trong tác phẩm Đời thừa, Nhà văn Nam Cao có viết “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương, nhưng sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện”. Câu nói của nhà văn Nam Cao là rất đúng đắn, bởi bất cứ nghề nào cũng vậy, một người làm việc cẩu thả là một người vô tâm, không có trách nhiệm với công việc của mình, điều này rất dễ dẫn đến những hậu quả xấu khó lường trước được. Văn chương cũng như báo chí, những nghề “phu chữ” này nhất định không phải nơi tồn tại của những kẻ đạo đức kém, vô tâm, vụ lợi… Đã là nhà báo thì phải tu dưỡng đạo đức, bởi đạo đức người làm báo là nền tảng, là vấn đề sống còn. Cây phải có gốc, người làm báo phải có đạo đức nghề báo. Đây là những vấn đề đã thuộc về chân lý.
Thế nhưng, tại mảnh đất Phú Yên thanh bình quê tôi lại xuất hiện nhà báo Phi Công đi ngược lại chân lý ấy, vi phạm đạo đức nghề báo, lợi dụng việc hoạt động báo chí để thực hiện các ý đồ xấu, sẵn sàng bẻ cong ngòi bút để giật tít, đưa tin phiến diện, “mị dân”. Sau sự việc tại Xuân Quang 3, Đồng Xuân, Phú Yên, tôi đã tìm đọc những bài báo “bóp méo sự thật” của Phi Công trên báo Kinh tế nông thôn. Ở kỳ 2 này là một vụ việc xảy ra tại Bãi Rạng, Xuân Hải, Sông Cầu, Phú Yên, một vụ khá giống với vụ ở Xuân Quang 3 tôi đã nêu ở kỳ 1.

Cụ thể, năm 2005 UBND huyện Sông Cầu chủ trương thực hiện Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Rạng để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân. Để thực hiện Dự án, Nhà nước đã thu hồi 77.000 m2 đất (đất công, đất cây lâu năm, đất cây hàng năm khác), trong đó có 50.000 m2 đất của bà Nguyễn Thị Phòng (đã được UBND huyện Sông Cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003) và một số hộ dân xung quanh trong phạm vi dự án. Nhà nước đã tiến hành đền bù đúng quy định của pháp luật cho các hộ gia đình. Thế nhưng, dự án đã không thực hiện được chỉ vì gia đình ông Trần Khánh Thọ liên tục khiếu kiện, cản trở, chống đối chính quyền địa phương trong việc bồi thường để triển khai dự án. Thật nực cười, bởi vì trong 77.000 m2 đất thu hồi phục vụ dự án chẳng có phần đất nào của gia đình ông Thọ có quyền sử dụng đất. Vào khoảng năm 1946, gia đình bà Phòng đến Bãi Rạng khai hoang 50.000 m2, trồng khoảng 1000 cây dừa và một số hoa màu (do chiến tranh tàn phá nên đến nay chỉ còn khoảng 40 cây). Khoảng năm 1982, bà Phòng cùng gia đình chuyển đến Tp Quy Nhơn, Bình Định để sinh sống. Đến năm 1998, có một số hộ dân xung quanh tự ý lấn chiếm đất, chặt phá cây cối hoa màu. Sau đó, gia đình ông Trần Khánh Thọ có xây dựng 03 ngôi nhà cấp 4 và trồng hoa màu trên 1 thửa đất thuộc đất của bà Nguyễn Thị Phòng (theo lời người dân ở xung quanh thì gia đình bà Phòng và ông Thọ trước kia có quan hệ khá gần gũi, thân thiết).
Với việc gia đình ông Thọ liên tục cản trở việc thực hiện dự án, UBND huyện Sông Cầu đã lập các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi chiếm đất công quản của gia đình ông Thọ, thế nhưng gia đình ông Thọ vẫn không chấp hành mặc dù chính quyền đã nhiều lần đến thuyết phục. Để thực hiện đúng quy định pháp luật, năm 2004 UBND huyện Sông Cầu tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đối với gia đình ông Thọ, khi tiến hành cưỡng chế, các thành viên gia đình ông Thọ lại có hành vi chống đối. Hành vi chống người thi hành công vụ của gia đình ông Thọ đã được TAND tỉnh xét xử phúc thẩm, tuyên phạt các bị cáo: Trần Khánh Thọ 24 tháng tù; Đinh Thị Diên (vợ ông Thọ), Trần Khánh Ơn (con ông Thọ) và Phạm Viết Chương (cháu bà Diên) 24 tháng tù cho hưởng án treo.
Trên đây là những thông tin tôi tìm hiểu được từ các cơ quan chức năng, người dân ở Bãi Rạng. Còn những thông tin mà nhà báo Phi Công nêu ra ở các bài bào đăng trên báo Kinh tế nông thôn lại hoàn toàn ngược lại, nhà báo Phi Công đã cắt xén thông tin, đưa tin chủ quan, phiến diện, sai sự thật. Cụ thể, nhà báo Phi Công cho rằng: gia đình ông Thọ đã khai hoang hơn 10ha đất (tương đương 50.000 m2) vùng đất Bãi Rạng, trực tiếp làm chủ quyền sử dụng đất, được tách ra thành nhiều sổ hộ khẩu; những quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng của UBND huyện Sông Cầu là không có cơ sở pháp lý, không đúng trình tự, thủ tục pháp luật; quyết định cưỡng chế không chỉ khiến gia đình ông Thọ, mà nhiều hộ dân ở xã Xuân Hải cũng lâm vào cảnh “màn trời, chiếu đất”… Thử hỏi đạo đức nhà báo Phi Công đặt ở đâu mà lại nỡ bẻ cong ngòi bút của mình, xào xáo thông tin, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, việc làm của nhà báo Phi Công có thể dẫn đến hậu quả chia rẽ đoàn kết giữa nhân dân với Nhà nước.
Chúng ta đều biết báo chí có sứ mệnh định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, văn minh, đúng sự thật. Điều này tưởng chừng người làm báo nào cũng phải thấu hiểu, thấm thía. Nhưng tiếc thay, Phi Công đã không tự rèn luyện, tu dưỡng những giá trị đạo đức, tự làm mục ruỗng, băng hoại nhân cách bản thân, đi ngược lại sứ mệnh ấy. Khi nhân cách, đạo đức sa sút, sớm muộn gì nhà báo Phi Công cũng sẽ tự “đào mồ chôn sự nghiệp” của chính mình!
Vậy, mục đích, động cơ của Phi công là gì khi đã “bẻ cong ngòi bút” của mình? Kỳ sau sẽ rõ!!!
(Còn nữa).

Mộc Nguyên

Theo Fan page Tuổi trẻ yêu nước.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)

Hơn nghề nào hết, nghề báo đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp, song các nhà báo Việt Nam thường không được học và rèn giũa về vấn đề này nên thường có những vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Nhiều người, gia đình đã là nạn nhân của các nhà báo non kém nghề hoặc thiếu chuyên nghiệp, đạo đức. Các sai phạm điển hình, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của nhà báo là: Đánh gà chết, đánh hội đồng, đưa tin sai sự thật, tống tiền (Theo wikipedia).
Để cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta phải lên tiếng ngăn chặn những hành vi bẩn đó. Fanpage Tuổi trẻ yêu nước vừa nhận được loạt bài vạch trần chiêu trò của một phóng viên thường trú tại Phú Yên. Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, khách quan, trung thực. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với các bạn loạt bài "Đạo đức nghề nghiệp một nhà báo".
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO (KỲ 1)
Chiều mưa tại Xuân Quang 3, Đồng Xuân, Phú Yên. Tôi đi ngang qua nhà ông Lê Văn Dũng mà thật sự bức bối trong lòng về con đường đất cạnh nhà ông. Sự việc bắt đầu từ năm 2015, khi UBND xã Xuân Quang 3 có chủ trương làm đường bê tông hóa giao thông nông thôn theo Nghị quyết 75 của HĐND tỉnh, trong khi toàn thể bà con ở Xuân Quang 3 đang phấn khởi vì mùa mưa sắp tới sẽ không còn cảnh đi lại khó khăn, lầy lội nữa thì hộ nhà ông Lê Văn Dũng lại cho rằng việc đổ bê tông này đã lấn sang phần đất của gia đình ông, và ông đã tự ý trồng trụ bê tông, rào lưới B40 ngăn cản việc đổ đường bê tông. Mặc dù đã nhiều lần chính quyền địa phương đến vận động, thuyết phục gia đình ông Dũng nhưng ông vẫn không chấp hành, và vụ việc cứ thế kéo dài đến nay mà các cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết dứt điểm, chỉ vì một vài người nhận thức về pháp luật còn hạn chế mà ảnh hưởng đến chủ trương lớn của địa phương.

Điều đáng phẫn nộ hơn là lợi dụng vụ việc này, nhà báo Phi Công đã viết nhiều bài báo đăng trên báo Kinh tế nông thôn có nội dung phiến diện, một chiều, không đúng sự thật, không có cơ sở. Nhà báo Phi Công không hề liên lạc với các cơ quan chức năng để thu thập tin 02 chiều, mà chỉ nghe theo lời ông Dũng để phản ánh, sau đó xào xáo, “thêm mắm, thêm muối”, cho rằng các hộ dân và chính quyền địa phương “vừa ăn cướp, vừa làm vạ”. Đây là điều không thể chấp nhận được với tư cách một nhà báo, với việc làm như vậy, nhà báo Phi Công đã không còn giữ gìn được hình ảnh nhà báo chân chính, một nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Đã thế, những bài báo này còn được photo, tán phát khắp nơi, gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người dân và an ninh trật tự tại địa phương.
Một người làm báo chân chính phải là người bảo vệ công lý và lẽ phải, không làm sai lệch, che giấu sự thật, để báo chí là công cụ để đấu tranh cách mạng, để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Có biết bao nhà báo đã bước qua những cám dỗ đời thường, luôn trau dồi nghề nghiệp để có được ngọn bút ngày càng sắc, tấm lòng luôn sáng trong, giành trọn tâm đức, tài năng cho sự nghiệp báo chí. Tuy nhiên, việc xuất hiện những “con sâu” như nhà báo Phi Công đã đi ngược với con đường đạo đức nghề nghiệp, đây là một vết lem đối với nghề nhà báo. Các cơ quan báo chí cần phải siết chặt công tác quản lý, sớm xử lý những nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trả lại hình ảnh nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trong lòng nhân dân.
Mộc Nguyên
(Còn nữa)

Theo FB Tuổi trẻ yêu nước.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

HIỂU VÀ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH


Thời gian gần đây, trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội Facebook đã đăng tải nhiều bài viết ở nhiều dạng, nhiều hình thức, nhiều thể loại khác nhau nhằm kêu gọi người dân xuống đường biểu tình để phản đối một số chủ trương, chính sách của nhà nước nhất là việc ban hành Luật An ninh mạng và dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Hậu quả là có nhiều người dân lương thiện, có lòng yêu nước đã nghe theo và tham gia một số hoạt động vi phạm pháp luật. Một số vụ việc đã bị đối tượng xấu kích động đẩy lên thành những vụ gây rối trật tự công cộng, phá rối an ninh, gây thiệt hại nặng nề về  kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân như vụ ở Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận vào ngày 10/6 và rạng sang ngày 11/6/2018.


Các đối tượng hay "chém gió" trên mạng 

Trước dịp lễ Quốc Khánh 2/9, nhiều tài khoản Facebook đã đăng tải nhiều bài viết kêu gọi người dân trong cả nước xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, trên các phương tiện thông tin truyền thông như báo, đài chính thống của các cơ quan Đảng,Nhà nước đã tích cực tuyên truyền trước đó, đại đa số người dân trong cả nước đã nhận diện được âm mưu, ý đồ của hoạt động kêu gọi biểu tình nên người dân không tham gia. Để người dân hiểu rõ thêm về quyền biểu tình của mình được Hiến định và Pháp định như thế nào trong Hiến pháp và hệ thống Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Với trách nhiệm của một người dân, trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin chia sẻ thêm thông tin để mọi người hiểu rõ hơn và thực hiện đúng đắn quyền của mình đã được thừa nhận, tránh gây ra những hậu quả sai lầm, đáng tiếc.

Biểu tình, là một trong những quyền cơ bản của người dân được Hiến định và Pháp định ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, quyền biểu tình của người dân đã có từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong sắc lệnh số 31/SL-CTN ngày 13/9/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành, quyền biểu tình đã được khẳng định và hoạt động biểu tình đã được quy định chặc chẽ tại điều 1 của Sắc lệnh là “những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này”. Xuyên suốt chiều dài lịch sử lập Hiến và lập Pháp, quyền biểu tình tiếp tục được ghi trong Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp hiện hành 2013 ghi tại điều 25 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 không quy định trực tiếp về quyền biểu tình nhưng đã ghi nhận một cách gián tiếp qua quy định về quyền “tự do hội họp” tại điều 11 “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và nước ngoài”. Biểu tình, có thể hiểu một cách chung nhất, đó là một hình thức hành động bất bạo động của số đông người dân tập hợp tại một địa điểm nhất định hoặc diễu hành trên đường nhằm mục đích biểu thị thái độ, biểu đạt ý kiến, bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối một vấn đề nào đó mang tính công cộng.

Các quyền tự do nói chung, trong đó tự do hội họp và tự do biểu đạt của người dân không phải là quyền tuyệt đối mà nó được giới hạn bởi Luật pháp quốc tế và Pháp luật của từng quốc gia. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), tại Điều 21quy định “Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự do của những người khác”. Ngoài ra, hoạt động biểu tình nhằm mục đích tuyên truyền cho chiến tranh hoặc chủ trương gây hận thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử, sự thù địch hoặc bạo lực, phá hoại quyền và tự do cũng bị cấm tại các điều 5 và điều 20 của ICCPR. Hiện nay, trong hệ thống Pháp luật Việt Nam chưa có luật biểu tình nhưng quyền được tập trung đông người của người dân đã được quy định tại điều 7, nghị định 38/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ “việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký”. Đồng thời, nghị định 38/NĐ-CP cũng nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc tập trung đông người của người dân để gây rối trật tự công cộng, chống đối nhà nước và xâm phạm đến cuộc sống bình thường của người dân…(tại điều 5). Như vậy, quyền biểu tình của người dân được thừa nhận trong Hiếp pháp và quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và những giới hạn của nó phù hợp với Pháp luật quốc tế, không vi phạm về nhân quyền như các tổ chức ở nước ngoài thường hay nói.

Biểu tình là hoạt động hết sức nhạy cảm, dễ dẫn đến hành vi quá khích, bạo động hoặc gây mất an ninh trật tự trong xã hội, vì vậy các đối tượng xấu thường lợi dụng quyền biểu tình của người dân để thực hiện các ý đồ xấu về chính trị. Qua theo dõi mạng xã hội Facebook, các tài khoản thường xuyên đăng tải những bài viết kêu gọi, kích động biểu tình là những tài khoản mà các đối tượng đang tham gia các tổ chức chống đối, khủng bố, phản động trong và ngoài nước nhằm mục đích chống Đảng, nhà nước, gây mất ổn định trong nước, đẩy người dân vào vòng lao lý, đó là việc làm vô nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng Luật pháp quốc tế và Pháp luật Việt Nam. Là người dân nước Việt, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nội chiến đất nước, tôi đã hiểu được những đau thương, mất mát của đất nước khi chưa được hòa bình, người người sống không được tự do, trẻ em không được vui chơi, cắp sách đến trường. Vì vậy tôi mong muốn mọi người luôn luôn cảnh giác trước những luận điệu tuyền truyền, kích động biểu tình của kẻ xấu, chúng ta cần nhận thức đẩy đủ và hành động đúng đắn về quyền biểu tình của mình đã được thừa nhận để chung tay xây dựng đất nước.

                                                                                  Trần Thị Thanh Nhàn
Theo TTYN.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

“TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU” HÃY MAU MAU TỈNH NGỘ

“TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU” HÃY MAU MAU TỈNH NGỘ

Trên mạng xã hội hẳn nhiều người đã biết đến nickname “Tuyết babel”, nay đổi thành Trần Thị Tuyết Diệu. Diệu sinh năm: 1988, quê ở xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, tự nhận là đồng đội của Dũng Phi Hổ, tức Nguyễn Viết Dũng – một tên phản động đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An kết án 06 năm tù, điều này đã đủ để nói lên bản chất của Diệu, khi mà hàng ngày lợi dụng mạng xã hội Diệu vẫn thường xuyên viết bài, bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng với những nội dung sặc mùi phản động.

Tôi, một người bạn của Trần Thị Tuyết Diệu suốt thời gian trung học phổ thông, tôi thật sự buồn và thất vọng với những việc làm của bạn mình. Trong thời gian qua, mặc dù bản thân tôi, gia đình và người thân đã ra sức khuyên ngăn, giải thích kéo Diệu về với con đường chính nghĩa nhưng tất cả đều bất thành. Hôm nay tôi muốn chia sẻ để mọi người hiểu thêm góp ý, với mong muốn bạn mình làm những việc có ích hơn. Trần Thị Tuyết Diệu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở một vùng quê với truyền thống hiếu học. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông tại địa phương, Diệu thi đậu vào khoa báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Sau 4 năm đại học trở về quê hương, Diệu được ưu ái nhận vào làm việc tại Tòa soạn báo Phú Yên – cơ quan tiếng nói của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Phú Yên. Đây là vinh dự lớn lao đối với một cô sinh viên trẻ mới ra trường mà không phải ai nằm mơ cũng có được.

Ảnh: Đối tượng Tuyết Diệu.

Tại Tòa soạn Báo Phú Yên với vai trò là một phóng viên, thế nhưng Diệu không lo an tâm tu dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị, tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác chuyên môn, mà thông qua mạng xã hội Facebook để kết bạn và có “tình cảm cá nhân” với Nguyễn Viết Dũng kẻ tội đồ phản quốc. Để rồi vì một “tình cảm cá nhân” mù quáng, cộng thêm những lời cổ súy, tác động của một số người thiếu tính xây dựng, Diệu đã đăng tải lên trang facebook cá nhân những bài viết thể hiện tư tưởng, quan điểm đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ủng hộ Nguyễn Viết Dũng, cho rằng Dũng là người yêu nước và hành động của Dũng là đang “đấu tranh để xóa bỏ thể chế cai trị độc tài cộng sản”, là “đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam”…

Không dừng lại ở việc đăng tải những bài viết lên mạng xã hội Facebook thể hiện quan điểm cổ vũ, cổ súy cho Nguyễn Viết Dũng, mà trong thời gian Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm Nguyễn Viết Dũng, Diệu nói dối cha mẹ, lén lút đón xe đi Nghệ An để đến phiên tòa quay phim, chụp ảnh, làm mất an ninh trật tự, đã bị công an TP Vinh mời làm việc. Sau khi trở về địa phương Diệu liên tục có nhiều bài viết trên Facebook với lời lẽ hằn học, xuyên tạc cho rằng bị “Công an Nghệ An bắt cóc và đánh đập chỉ vì tiện tay lấy điện thoại để bấm một tấm hình tại phiên tòa”; cho rằng “Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An man rợ, xử người yêu nước bất chấp công lý”… Từ đây mọi người có thể hiểu được mục đích tại sao Diệu có những bài viết xuyên tạc sự thật, ca ngợi những kẻ có hành động chống Nhà nước ta. Kết cuộc đáng tiếc, Diệu đã bị Tòa soạn báo Phú Yên buộc thôi việc vì việc làm của Diệu đã vi phạm quy chế làm việc cơ quan, vi phạm Luật viên chức, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Năm nay mới 30 tuổi, tương lai của bạn vẫn đang ở phía trước nếu bạn biết nhìn nhận, chấm dứt ngay những suy nghĩ, hành động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, của đất nước. Bạn hãy tự hỏi mình đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, bạn đã làm gì để báo hiếu cho cha mẹ, những người đã ngày đêm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời tảo tần nuôi  mình ăn học, mong muốn mình nên người. Bạn hãy suy nghĩ nhìn nhận lại những việc làm của mình, bạn đã được gì? hay bạn đang mất dần cả danh dự, sự nghiệp và niềm tin của mọi người dành cho bạn. Cuộc đời này, xã hội này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp và sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn nếu bạn biết thay đổi.

 Nên nhớ bạn đã không còn là “Phóng viên” vì danh hiệu này đã bị tước bỏ cùng với quyết định buộc thôi việc của Tòa soạn Báo Phú Yên. Đừng “lòe” trên mạng nữa làm gì nếu bạn còn có lòng tự trọng. Những việc làm mù quáng của bạn thời gian qua chắc chắn sẽ không qua khỏi sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Một ngày không xa, những việc làm phản dân, hại nước của bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc bởi những gì bạn nói và bạn đã làm còn hiển hiện ngay trên mạng xã hội mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày. Tôi rất mong mọi người chia sẻ, phân tích cho Diệu hiểu được những việc làm của mình trong thời gian qua là tiếp tay là góp phần vào các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. “Trần Thị Tuyết Diệu” bạn hãy mau mau tỉnh ngộ.
         
   LÂM SUNG 

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

CẢNH GIÁC VỚI HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG INTERNET ĐỂ THỰC HIỆN ÂM MƯU “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



Thời gian qua, các thế lực thù địch, phần tử xấu, bất mãn chính trị trong và ngoài nước tiếp tục tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch; tổ chức nhiều chiến dịch phá hoại tư tưởng hướng vào trong nước với sự trợ giúp của một số hãng thông tấn báo chí một số quốc gia; sử dụng chiêu bài bảo vệ dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, hậu thuẫn cho các đối tượng chống đối trong nước hoạt động chống chính quyền. Đồng thời lợi dụng triệt để các sự kiện chính trị diễn ra trong nước để mở các chiến dịch tuyên truyền, kích động chống phá... Chúng kết hợp đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” với việc khuyến khích, tạo điều kiện, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Phương thức, thủ đoạn của hoạt động “diễn biến hòa bình”  phổ biến nhất hiện nay là lợi dụng sự phát triển của mạng Internet để tiến hành chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực tư tưởng, văn hóa được xác định là trọng điểm, mặt trận phá hoại hàng đầu của các thế lực thù địch.

Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của Internet góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin cho mọi người.Với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, Internet đã trở thành nhu cầu cần thiết đối của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng nổi trội, thì mặt trái và những hệ lụy mà Internet gây ra cũng không hề nhỏ, đặc biệt là việc các thế lực thù địch và phần tử xấu đã lợi dụng sự phát triển của Internet để tiến hành các hoạt động chống phá, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Vì vậy, việc nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, từ đó tích cực đấu tranh làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” trên mạng Internet hiện nay là rất cần thiết. Những thủ đoạn phổ biến hiện nay là:

- Lợi dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube) có tiềm lực về kinh tế, được đầu tư công nghệ, lượng người truy cập đông, mức độ tương tác lớn, ngoài ra có máy chủ đặt ở nước ngoài (chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam) và có những chính sách riêng để bảo mật thông tin, các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với số đối tượng cơ hội, chống đối chính trị ở trong nước tăng cường viết những tin, bài, sản xuất những video clip xấu độc, chống phá trực diện, cập nhật liên tục với tần suất lớn, chủ đề rất đa dạng, đưa thông tin dày đặc, tràn lan, tán phát vào trong nước. Chúng lấy những tin, bài, những hình ảnh trên các báo chí chính thống ở trong nước, sau đó lồng ghép, viết lại hoàn toàn thành những nội dung xuyên tạc, bịa đặt để thu hút những người thiếu thông tin, tò mò cảm thấy nửa tin, nửa ngờ, nhằm đánh lừa dư luận, kích động người xem, người đọc; lợi dụng các trang video clip giải trí lành mạnh trên các trang mạng xã hội để lồng ghép, phát tán video clip xấu, độc làm cho mức độ lan truyền thông tin xấu độc trên mạng xã hội rất nhanh, lợi dụng những tính năng gợi ý của mạng xã hội (Youtube) để truyền bá, phát tán đến người xem thông tin xấu độc nhiều hơn, mức độ lan truyền lớn hơn, nhanh hơn; dựa vào chính sách kinh doanh của Google, Youtube... để các đối tượng tăng cường viết bài, tung tin đồn nhảm, bịa đặt, dựng chuyện với những nội dung thông tin dễ gây tò mò người xem để thu hút người xem, vừa thực hiện được mục đích chống phá, vừa kiếm tiền từ quảng cáo.

- Trên mạng xã hội, các đối tượng xấu lập ra các tài khoản giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguồn thông tin chủ yếu lấy từ các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã được các báo chí chính thống đưa tin. Đến những thời điểm quan trọng, những sự kiện chính trị của đất nước, các tài khoản giả mạo tiến hành lồng nghép, tuyên truyền các thông tin với dụng ý xấu độc, khiến người đọc dễ hiểu lầm những thông tin sai sự thật đó là chính thống; chúng lập ra rất nhiều trang mạng xã hội nhân danh cộng đồng với các tên gọi nghiêm túc, chính thống để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị ở Việt Nam khiến cho người đọc lầm tưởng đây là những trang của lực lượng yêu nước, đang bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, làm cho mức độ tuyên truyền, thâm nhập, tác động vào tư tưởng người đọc rất nhanh.
- Sử dụng mạng xã hội để “Live stream” trực tiếp nhằm kêu gọi cộng đồng mạng can thiệp vào nội bộ hoặc tham gia bình luận trái chiều trên mạng xã hội. Thủ đoạn này được chúng xây dựng “kịch bản” khá công phu, nội dung thường là các vụ việc liên quan đến các vấn đề khiếu kiện của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan chức năng, qua đó chúng kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế hoặc lồng ghép quan điểm cá nhân, bình luận xuyên tạc, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, kêu gọi sự “phụ họa” của các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị tham gia kích động, bình luận, chia sẻ.

 - Các thế lực thù địch còn sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng. Đây là thủ đoạn lợi dụng việc báo chí chính thống trong nước khi đưa tin đều phải qua quá trình tiếp cận thực tế, kiểm định nguồn tin, biên tập, thông qua mới cho đăng tin, bài. Thậm chí, để bảo đảm tính chính xác của thông tin và tính toán lợi ích của việc đưa tin, một số vấn đề cụ thể nào đó, có thể bị chậm trễ khi đưa tin. Lợi dụng “khoảng trống thông tin” này, chúng phát tán ồ ạt, trực tiếp những tin, bài xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là các vấn đề liên quan xây dựng Đảng, công tác chống tham nhũng, tiêu cực...để kích động, chống phá.

- Mới đây nhất, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã đưa ra thảo luận dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc (Luật đặc khu kinh tế) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho lùi việc thông qua dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Nhưng một số kẻ xấu đã lợi dụng cái gọi là “lòng yêu nước” để kích động lôi kéo nhiều người, có hành vi tụ tập, phá hoại, gây mất an ninh, trật tự tại một số địa phương. Khi bị bắt giữ, cơ quan chức năng đã thu giữ hàng nghìn tài liệu với nội dung kêu gọi người dân biểu tình, phản đối việc xem xét cho thuê đất làm đặc khu kinh tế. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng quá khích đã thừa nhận làm theo sự chỉ đạo của các tổ chức phản động bên ngoài thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, phần lớn là qua mạng xã hội…Việc người dân bị kích động, tham gia tụ tập, gây mất ANTT vô hình chung đã tiếp tay cho các thế lực thù địch và phần tử xấu chống phá đất nước, đồng thời làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế vốn lâu nay coi chúng ta là đất nước thân thiện, yêu chuộng hòa bình.

Trên đây chỉ là một số phương thức, thủ đoạn điển hình trong vô vàn phương thức, thủ đoạn lợi dụng Internet để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Để làm tốt công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên Internet, cần phải làm tốt một số nội dung trọng tâm sau:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức được những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng; nhận diện rõ các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến đời sống xã hội.

- Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin mang định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, đúng với bản chất sự việc, tránh việc bị lợi dụng, tạo cớ, xuyên tạc. Không để rơi vào thế “bị động”, “chống đỡ” mà phải “chủ động”, “tiến công” trong định hướng thông tin, bảo đảm thông tin một nguồn, một chiều, nhanh, chính xác, kịp thời, khắc phục “khoảng trống” hoặc sự chậm trễ trong cung cấp thông tin. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tham gia đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo phương châm củng cố nội bộ là chính, phát huy nội lực làm nền tảng đi đôi với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

- Đảng, Nhà nước và các đoàn thể tiếp tục chú trọng, chăm lo lợi ích chính đáng về vật chất và tinh thần cho nhân nhân; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; giải quyết kịp thời những vấn đề bất cập, bức xúc trong xã hội, nhất là các tệ nạn xã hội như quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, không để hình thành điểm nóng, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kích động, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên Internet.

- Mỗi công dân Việt Nam phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo, sáng suốt trước những âm mưu và hoạt động chống phá của các loại đối tượng. Đối với các cụ việc cụ thể xảy ra cần phải bình tĩnh xem xét, phân tích đúng sai, không được mơ hồ, mất cảnh giác dẫn tới bị động, lúng túng, không để lòng yêu nước bị kẻ xấu kích động, lợi dụng, lôi kéo vào những mưu đồ phá hoại. Đó là biện pháp hiệu quả nhất làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
                                                                                                          
                                                                                                             Tường Minh