Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

NHỮNG CON RỐI CHÍNH TRỊ HẾT THỜI


Tạm gác lại công việc và những lo toan trong cuộc sống, tôi trở về quê nhà và tận hưởng những phút giây quây quần bên gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần. Đang nhâm nhi tách cà phê, “Trần Thị Tuyết Diệu lại đăng bài nè”, “Dạo này Tuyết Diệu, An Đôn “hot” ghê” – lời trò chuyện của hai người bạn làm tôi phải chú ý. Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu liệu Tuyết Diệu, An Đôn đã viết gì, nói gì mà “hot” đến như vậy?
Chỉ với vài thao tác trên chiếc điện thoại, tôi đã có thể tìm đọc các bài viết của Tuyết Diệu, An Đôn trên trang facebook cá nhân và cả những bài viết, bài báo, trang thông tin đăng bài “chống” lại họ. Mặc dù chỉ là một công dân với công việc, mức lương trung bình; trình độ, học vấn bình thường, nhưng tôi cũng có thể “phản bác” lại các bài viết của “hai vị nhà báo, luật sư” này:
Image result for võ an đôn tiengnoicongdan20161.  Võ An Đôn: Xin đừng gắn hai từ “Luật sư” vào trước họ tên khi nhắc về anh ta. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã xóa tên Võ An Đôn khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư Phú Yên và thu hồi thẻ luật sư của hắn. Trên trang facebook cá nhân, Võ An Đôn thường xuyên đăng tải các bài viết thể hiện “quan điểm cá nhân” về thực thi pháp luật tại Phú Yên và các tỉnh, thành phố khác. Xin phép được bàn luận bài viết của hắn với tiêu đề “Phụ nữ tránh án tù bằng cách nào?”, với chút ít kiến thức pháp luật, Võ An Đôn đã chỉ dẫn người phụ nữ có tên Huỳnh Thục Vy muốn tránh bản án thì cần mang thai và sinh liên tục 04 người con để được hoãn chấp hành hình phạt tù hơn 10 năm, chờ 10 năm sau tình hình pháp luật thay đổi sẽ trở thành người “tự do” và “hạnh phúc”. Tôi giật mình với suy nghĩ: Chưa biết 10 năm nữa pháp luật có thay đổi hay không, thay đổi ra sao? Nhưng trong 10 năm đó liệu người phụ nữ tên Thục Vy có đủ sức khỏe, tinh thần, tài chính… để được “hạnh phúc” như lời tên An Đôn khuyên bảo? Tôi tin rằng, những ai đã là cha, là mẹ chắc chắn sẽ có câu trả lời như tôi: “KHÔNG!”.
Image result for trần thị tuyết diệu tiengnoicongdan20162. Trung bình 10 lượt thích, phẫn nộ/01 bài viết, 03 lượt bình luận/01 bài viết, 0,3 lượt chia sẻ/01 bài viết là cách tính của tôi về lượng người dùng mạng xã hội tương tác với các bài viết của Trần Thị Tuyết Diệu trên 02 trang facebook cá nhân của thị. Cách cô ta viết các bài chống cộng sản, bôi xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, đả phá chủ nghĩa Mác – Lênin, vu cáo lực lượng Công an vi phạm dân chủ, nhân quyền bằng ngòi bút “cóp – dán” dựa trên các bài viết có sẵn của thế lực thù địch, “thu âm – phát lại” những lời nói của các phần tử kích động, chống phá chính trị “có tiếng” ở nước ngoài. Thị ta chẳng có nổi một bài viết nào “ra hồn nhà báo”, quả không sai khi người đời ví thị như một “con rối chính trị”. Tôi nghĩ mình chẳng cần thiết phải bàn luận chuyên sâu khi đã có rất nhiều bài viết nói rõ hành vi vi phạm pháp luật của Tuyết Diệu. Tôi chỉ thống kê những con số biết nói phía trên để chứng minh một điều: chẳng mấy ai quan tâm, ủng hộ các bài viết chống phá cách mạng của thị và có hay chăng những lời bình luận bên dưới thì cũng như thế này: “Tôi đề nghị chính quyền nên tóm cổ con này (Tuyết Diệu) gấp, xúc phạm Bác Hồ là không thể tha thứ được…”- Facebook: Dung Ho.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” là danh hiệu được UNESCO công nhận cách đây 32 năm. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cả thế giới công nhận và học tập, noi theo. Đất nước đang ngày càng hội nhập phát triển, “tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP ước đạt 6,8%, vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu đề ra, năng lực cạnh tranh tăng 10 bậc…” là minh chứng rõ nét cho sự đúng đắn của Chủ trương, đường lối mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra; chính sách, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ban hành. Những phần từ kích động nhỏ lẻ như Trần Thị Tuyết Diệu, Võ An Đôn với vốn kiến thức hạn hẹp và một tư tưởng chính trị tư bản chủ nghĩa vốn dĩ không nhận thức được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên những bài viết, bài đăng mang chủ nghĩa cá nhân của họ chẳng “hot” như lời người bạn tôi nói. Thật đáng mừng khi đại đa số người Việt dùng mạng xã hội đều lên tiếng phản bác lại các luận điệu xuyên tạc, vu khống không có căn cứ, họ đã và đang góp tiếng nói của mình tạo thành tiếng nói của dân tộc. Và khi cả một dân tộc đồng lòng lên tiếng bảo vệ Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì những người như Tuyết Diệu, An Đôn chắc chắn sẽ trở thành “những con rối chính trị hết thời”.
Bỗng lời bài hát “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn vang lên trong đầu tôi: “Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Đường đến anh em đường đến bạn bè…”. Tôi hi vọng tiếng nói của bản thân sẽ phần nào đó góp sức vào tiếng nói chung của dân tộc Việt: Chọn những niềm vui bằng những bông hoa, bằng những nụ cười thay vì theo dõi “những con rối chính trị hết thời”; cùng với anh em, cùng với bạn bè đi trên con đường xã hội chủ nghĩa -  “Là con đường chung của thời đại, của lịch sử, không ai ngăn cản nổi” (Hồ Chí Minh).

CẦN XÂY DỰNG MỘT KHÔNG GIAN MẠNG LÀNH MẠNH



Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6/2018 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Image result for không gian mạng lành mạnhĐây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; góp phần siết chặt hơn nữa các hoạt động trên môi trường mạng bằng việc nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng.
Sau một thời gian Luật An ninh mạng có hiệu lực, lực lượng chức năng đã xử lý (phạt hành chính từ 10.000.000đ đến 30.000.000đ theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện) nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng để đăng tải những thông tin có nội dung sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng. Có thể kể đến một số vụ việc, như:
- Việc chủ tài khoản facebook có tên là “Đầm Bầu Thời Trang Mami” đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi “tẩy chay” thịt lợn vì dịch tả lợn châu Phi có thể lây sang người.
- Việc chủ tài khoản facebook "Quảng Ninh 24/7” thông tin sai sự thật về vụ việc chủ quán karaoke ở Quảng Yên (Quảng Ninh) đánh người vô tội vạ.
- Việc chủ tài khoản facebook “Người Quảng Ninh” thông tin sai sự thật về việc công an không truy cứu trách nhiệm hình sự một cán bộ say rượu, chống đối người thi hành công vụ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, tại Điều 9 Luật An ninh mạng quy định rất rõ về việc xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng: Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Do đó, để bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình bằng cách:
- Chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên về nhận thức, kỹ năng bảo vệ an ninh mạng; triển khai các quy định của Luật An ninh mạng để bảo vệ hệ thống thông tin và dữ liệu cá nhân do cơ quan, tổ chức mình quản lý.
- Không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, quy định của Luật An ninh mạng nói riêng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về an ninh mạng xử lý thông tin và hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
- Lưu trữ và cung cấp một số loại dữ liệu cho phục vụ điều tra hành vi vi phạm pháp luật và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Vì vậy, mỗi người dùng mạng đã đến lúc phải có ý thức cao đối với hành vi của mình trên mạng xã hội nếu không muốn gánh chịu trách nhiệm dân sự và thậm chí là hình sự./.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

NHẬN DIỆN THÔNG TIN SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA


                                                     


Hiện nay, các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội đã và đang diễn ra ngày một nhiều, hết sức phức tạp, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: các thế lực thù địch ngày càng gia tăng cường độ và thủ đoạn chống phá, với nhiều chiêu trò, phương thức tinh vi, thâm độc, nguy hiểm; trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, nhận thức chưa đầy đủ tính chất gay gắt, phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống các thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội mà các thế lực thù địch thực hiện.
Kết quả hình ảnh cho nhận diện thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội

Những chiêu trò mới, nguy hiểm của các thế lực thù địch
Nội dung chống, phá của các thế lực thù địch hiện nay vẫn là: tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhưng hình thức, thủ đoạn chống phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngôn từ thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không đúng bản chất sự việc, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Thủ đoạn của chúng là triệt để lợi dụng một số cá nhân cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thành lập các hội, nhóm... “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”... sử dụng các website, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và các trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại), Twitter, Youtube, MySpace... để đăng tải, phát tán thông tin xấu độc, phản động.
Cách thức tiến hành của chúng là tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan”, sau đó cài dần các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tăng dần cả về số lượng và cường độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận điệu sai trái; cổ súy, tung hô các “giá trị” dân chủ phương Tây, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động biểu tình, gây rối, thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” hòng lật đổ chính quyền, tạo cớ kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước ta. Với các chiêu trò này, không ít người sử dụng mạng xã hội đã dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn dắt bởi các thông tin phản động, độc hại; từ đó đã tin theo những luận điệu của các thế lực thù địch và bị chúng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và khống chế, phục vụ cho mưu đồ của chúng.
Đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường nhằm làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch
Để làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường, đồng thời làm tốt một số giải pháp sau:
Một là: Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi lợi dụng mạng xã hội làm tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm quyền riêng tư của con người… Tất cả những kẻ lợi dụng mạng xã hội để bịa đặt, xuyên tạc, xúc phạm cá nhân, tổ chức, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Hai là: Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động cung cấp thông tin chính thống để định hướng dư luận, nâng cao nhận thức và sàng lọc thông tin của người dân; tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nâng cao lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, biết cách lựa chọn và tiếp nhận thông tin thiết thực, bổ ích.
Ba là: Các cơ quan báo chí tăng cường viết bài đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá của các thế lực thù địch, những thông tin giả mạo, sai lệch; xây dựng lực lượng làm nhiệm vụ đấu tranh trên Internet và mạng xã hội; thành lập một số website với tư cách là cổng thông tin, diễn đàn mở để trao đổi, thảo luận, làm rõ đúng, sai, thật, giả các ý kiến, quan điểm khác biệt…
Bốn là: Đối với người tham gia mạng xã hội cần tự trang bị cho mình kiến thức an ninh mạng cơ bản, biết nhận diện những trang thông tin, những diễn đàn trên mạng xã hội hay đăng tải những thông tin xấu độc, phản động; cảnh giác, thận trọng, sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống; có ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Đối với những bài viết, video có nội dung xấu, độc, phản động được phát tán trên mạng xã hội, mỗi cá nhân cần lên tiếng phản bác hoặc hạn chế sự lan truyền của chúng bằng cách lựa chọn ẩn bài viết; không nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những phần tử chống đối, phản động.

Nguồn: Sưu tầm 

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

TRẦN THỊ TUYẾT DIỆU: HÃY QUAY ĐẦU!



Trần Thị Tuyết Diệu là một người bạn cùng quê, học chung trường thân thiết với tôi từ những ngày thơ bé, khi Tuyết Diệu trở thành sinh viên Khoa báo chí và truyền thông của trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân văn, tôi cũng là sinh viên của một trường đại học. Sau khi tốt nghiệp, Tuyết Diệu trở về quê tìm việc và Diệu được nhận vào làm việc tại cơ quan Báo Phú Yên – Cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Yên với vai trò là một phóng viên. Ngỡ rằng Tuyết Diệu đã có cả tương lai, sự nghiệp rộng mở, nhưng ngày tôi về lại quê nhà tìm việc làm, tôi hỏi thăm láng giềng, bạn bè về Tuyết Diệu và không khỏi ngạc nhiên, sững sờ khi biết được Trần Thị Tuyết Diệu làm phóng viên nhưng đã bị đuổi việc vì vi phạm pháp luật.Trong hình ảnh có thể có: 1 người, sợi
Để giải đáp những câu hỏi đang dấy lên trong đầu, tôi lên các trang mạng xã hội và thực sự ngỡ ngàng trước những bài viết do Trần Thị Tuyết Diệu đăng tải, chia sẻ “Lãnh tụ Hồ Chí Minh ông là ai” với nội dung bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh… Phải chăng Tuyết Diệu trở thành một kẻ chống Đảng và Nhà nước điên cuồng như ngày hôm nay là cả một quá trình “tự chuyển hóa”. Hơn 6 năm trước, Diệu làm việc tại Báo Phú Yên với vai trò là phóng viên, nhưng thật ra Diệu chẳng có bài viết nào nên hồn, nhưng lại thường xuyên lên mạng tìm hiểu những thông tin giật gân, xấu độc và bắt đầu từ khi trúng “tiếng sét ái tình” với Dũng Phi Hổ đã biến Tuyết Diệu từ một phóng viên cơ quan báo Đảng sang thường xuyên đăng tải, chia sẻ những bài viết có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công khai ủng hộ đối tượng Dũng Phi Hổ (tên thật là Nguyễn Viết Dũng, sinh năm 1986 tại Nghệ An, bị Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An xử phạt 6 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”). Và rồi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lồi ra, tháng 12/2017, Trần Thị Tuyết Diệu bị Tòa soạn Báo Phú Yên thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc và bị thu hồi thẻ nhà báo vì đã vi phạm Luật Viên chức, các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau khi nghỉ việc, Trần Thị Tuyết Diệu đã ngày càng lấn sâu vào con đường chống Đảng, Nhà nước, công khai đăng tải, chia sẻ những bài viết bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền; lập ra kênh “Trần Thị Tuyết Diệu (Journalist)” trên youtube với nội dung cổ súy cho “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” vô lối của một kẻ “tâm thần chính trị”.
Mạnh dạn đến thăm nhà Diệu, tôi thực sự không kiềm nổi lòng mình, thương xót cho bố mẹ Diệu vất vả, lam lũ, đặt hết hy vọng lo cho đứa con gái mà mình hết mực yêu thương giờ nông nổi thế này: “không biết ma xui quỷ khiến, hay là do ai mà con tôi trở nên thế này”, bố mẹ không nói ra cũng không dám trách cứ, nhưng ắt hẳn, làm cha mẹ ai chẳng đau lòng, chẳng héo mòn vì “đứa con trời đánh” này.
Tôi vẫn luôn trăn trở tìm ra nguyên nhân để cố giải thích cho hành vi “đại nghịch bất đạo” của Trần Thị Tuyết Diệu, phải chăng Diệu bị dấn sâu vào con đường phạm pháp là do có sự dẫn dắt, mua chuộc, lôi kéo của đối tượng xấu, bởi chính tôi cũng không tin tự bản thân Diệu lại cả gan đi ngược lại những yêu thương, những giá trị truyền thống của dân tộc.
Mong Tuyết Diệu tỉnh ngộ, hãy quay đầu là bờ, đừng tiếp tục làm cho đấng sinh thành của mình xấu hổ, mặc cảm với làng xóm, láng giềng vì đã trót sinh ra “nghịch tử”. Luôn còn ba mẹ, anh chị em, bạn bè chờ Diệu quay về, yêu thương và tha thứ, không bao giờ là quá muộn nếu ta biết sửa chữa và bắt đầu lại phải không?
Một người bạn cũ.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

ĐỪNG ĐỂ THẢM KỊCH TÁI DIỄN


Những ngày qua, cộng đồng thế giới và trong nước vô cùng bàng hoàng đau xót trước thông tin 39 người Việt Nam bị chết trong xe containe tại Vương quc Anh. Cũng như bao người Việt sinh sng trong nước và định cư ở nước ngoài, tôi vô cùng đau xót trước thảm kịch, bằng tình cảm chân thành xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân. Tôi vốn dĩ từng có thời gian làm việc tại Vương quốc Anh không phải thông qua con đường hợp pháp, cho nên thấu hiểu những vất vả, tủi nhục và sự nguy him của người nhập cư bất hợp pháp. Tôi viết bài này không vì mục đích gì khác ngoài việc k lại một chặng đường gian nan mà bản thân đã trãi qua đ cho mọi người hiểu được bản chất sự việc, có cái nhìn đúng, tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước ta.
Mưu cầu cuộc sống giàu sang, hạnh phúc là nhu cầu chính đáng của mỗi người, nhất là đối với người có điều kiện kinh tế thấp, xuất phát từ khát vọng vươn lên trong cuộc sống, năm 2015, thông qua một số người môi giới với lời giới thiệu khi sang Vương quốc Anh làm việc sẽ có công việc ổn định, lương cao gấp hàng chục lần so với khi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở trong nước. Tôi và gia đình đã vay mượn một số tiền khá lớn đóng cho người giới thiệu để được đưa đi Vương quốc Anh làm việc với mong muốn có nguồn thu nhập cao giúp gia đình mua đất, xây nhà, mua xe như lời kể của những gia đình có con em đi lao động tại Vương quốc Anh và các nước khác. Tuy nhiên, con đường đến với nước Anh, thiên đường mơ ước, giàu có, thịnh vượng khi trong tay không một mảnh giấy hợp pháp, không biết nhiều về văn hóa và ngôn ngữ nước sở tại đã không như những gì mình nghĩ và mong muốn. Sự thật quá khủng khiếp và quảng thời gian làm việc tại Vương quốc Anh thật sự là nỗi đau, vết thương cả về tinh thần lẫn thể xác mà bản thân muốn chôn kín vì không muốn gia đình lo lắng. Tôi phải làm đủ thứ nghề để mưu sinh từ rửa xe đến phục vụ nhà hàng... quần quật từ sáng đến tối để tích góp tiền gửi về gia đình trả món nợ đã vay để được đi Vương quốc Anh; vào những lúc Cảnh sát nước sở tại mở đợt truy quét người nhập cư bất hợp pháp, cuộc sống của tôi càng trở nên tủi nhục, trốn chui trốn nhũi và luôn bị các đối tượng buôn người đe dọa, khống chế. Nơi ăn ở, làm việc thì tạm bợ, đặc biệt là những lúc đau ốm thì không người giúp đỡ do bất đồng ngôn ngữ. Có thể nói thiên đường mơ ước đã trở thành địa ngục trần gian. Trong khi đó, nếu chịu khó làm việc trong nước thu nhập của bản thân cũng rất tốt, được sống gần gia đình, không phải ngày đêm nhớ mong, cuộc sống được tự do, không phải lo sợ điều gì. Nói đến đây chắc mọi người cũng phần nào hiểu được những gì mà tôi đã trãi qua, cũng như hiu được nỗi cùng cực mà các nạn nhân trong thảm kịch đã trãi qua, có lẽ tôi còn may mắn.
Thảm kịch xảy ra là điu không ai mong mun, là nỗi đau không chỉ riêng của gia đình người bị nạn, mà là nỗi đau chung của cả đất nước vói sự thông cảm, chia s của cộng đồng thế giới. Những ngày qua, qua theo dõi tin tức, tôi rất mừng vì Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Vương quốc Anh; động viên, chia buồn gia đình các nạn nhân sớm vượt qua đau thương, mất mát vô cùng to lớn này. Đồng thời, tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi đưa người đi nước ngoài trái pháp luật, không để tái diễn thảm kịch đau lòng. Điều đó thể hiện Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của người dân, không như luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội.
Để sớm vượt qua mất mát, đau thương này và đặc biệt là không đế tái diễn thảm kịch trong tương lai; không để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyn, xuyên tạc, tôi rất mong Nhà nước ta chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục quan tâm động viên, an ủi, giúp đỡ gia đình người bị nạn vượt qua đâu thương, mất mát to lớn này. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền định hướng dư luận, nâng cao nhận thức cho nhân dân tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, nói xu Đảng, Nhà nước. Các cơ quan chức năng cân sớm điều tra làm rõ, xử lý các hoạt động đưa người đi nước ngoài trái pháp luật.
Đối với mọi người dân nếu có nhu cầu đi nước ngoài lao động phải tìm hiểu rõ thông tin và nên đi bằng con đường hợp pháp do Nhà nước giới thiệu và bảo hộ để tránh bị các đối tượng buôn người lợi dụng vừa mất tiền mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Tất Thắng

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG KẺ KÍCH ĐỘNG, LÔI KÉO CÔNG NHÂN BIỂU TÌNH TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP


Không chỉ phát tán tin, bài, xoáy sâu vào những vấn đề tồn tại trên, gần đây, những kẻ đội lốt “yêu nước” còn khai thác triệt để một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến tình hình trên Biển Đông để xuyên tạc đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; làm giảm uy tín của Đảng. Với khẩu hiệu “dân tộc còn thì lòng yêu nước còn”, họ đã khéo sử dụng thủ đoạn thâm hiểm: đội lốt những luận điểm đúng đắn để lừa mị dân và che dấu âm mưu đen tối. Thực tế, các cuộc tụ tập đông người gây rối ở các khu công nghiệp của Đồng Nai, Bình Dương,… về sự kiện HD-981, sự cố ô nhiễm môi trường biển do xả thải của Công ty Formosa (tháng 4-2016),… đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
Image result for cảnh giác với những kẻ kích động, lôi kéo công nhân biểu tình
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các địa phương trên cả nước đã thu hút, triển khai hàng nghìn dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, hình thành hàng trăm khu công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà các khu công nghiệp mang lại, ở một khía cạnh khác, đây là nơi tiềm ẩn không ít vấn đề phức tạp, nhạy cảm về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Với việc tập trung đông công nhân, chủ yếu từ nông thôn ra làm việc, sinh sống; phần lớn trong số đó đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn,… đã làm xuất hiện vô số những vấn đề xã hội; Trong quá trình sản xuất, một số doanh nghiệp ở các khu công nghiệp chưa chú trọng đến mục tiêu, yêu cầu phát triển bền vững, chấp hành không tốt các quy định của pháp luật về lao động, doanh nghiệp, tiền lương, bảo hiểm; chế độ, chính sách liên quan đến đời sống, thu nhập, an sinh xã hội của người lao động chưa được quan tâm đúng mức, v.v. Cùng với đó, công tác thu hồi, đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp chưa thỏa đáng, hiện tượng sản xuất gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi còn xảy ra rất nghiêm trọng,… kéo theo tranh chấp, đơn thư khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong cộng đồng, xã hội. Lợi dụng những vấn đề còn tồn tại trên, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã xúi dục, kích động, lôi kéo công nhân, nhân dân ở các khu công nghiệp tụ tập gây rối làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn và phạm vi cả nước.
Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, công nhân, người lao động hãy bình tĩnh, đề cao cảnh giác, không nghe theo và không làm theo lời xúi giục của kẻ xấu, không để lòng yêu nước bị lợi dụng. Đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp không tham gia các hành động trái pháp luật, không chia sẻ nội dung kích động trên các trang mạng xã hội. Mỗi người đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động phải nói không với việc tụ tập, tuần hành trái phép, biểu tình dưới mọi hình thức, thực hiện đúng quyền dân chủ, giám sát và phản biện xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Vì sự ổn định và phát triển của đất nước, tất cả chúng ta hãy đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững trật tự, an ninh, an toàn xã hội, bảo vệ công ty, bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ việc làm của chính mình.
Các tổ chức công đoàn cần giúp công nhân, người lao động nâng cao ý thức cảnh giác; tuyên truyền cho từng đoàn viên công đoàn, người lao động nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, hiểu đúng chủ trương của nhà nước, không tiếp tay, không tham gia vào các hoạt động chống phá để họ không bị lôi kéo, lợi dụng bởi các thế lực thù địch bên ngoài và một số phần tử xấu lôi kéo, tác động từ bên trong. Đồng thời, các cấp công đoàn cũng cần tăng cường nắm bắt dư luận trong công nhân, người lao động để tránh xảy ra tình trạng công nhân bị kích động, xúi giục đình công, lãn công, tuần hành biểu tình tại các khu công nghiệp.
Biểu thị lòng yêu nước của mỗi người dân chính là mỗi người hãy làm thật tốt bổn phận và trách nhiệm công dân của mình, tích cực tham gia xây dựng, quản lý xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật, đồng thời cảnh giác vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử xấu, góp phần cùng các cơ quan chức năng đấu tranh, xử lý nghiêm minh với các đối tượng vi phạm pháp luật, bảo vệ thành quả của cách mạng, đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.
-         Người lao động -



Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019


Nhận diện các hành vi lợi dụng lòng yêu nước
kích động nhân dân gây mất ổn định chính trị - xã hội
                                                                        

 Thời gian gần đây, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Từ khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những hành động kiên quyết, kiên trì và sách lược đúng đắn để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay là phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh. Chúng ta chủ trương giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã 5 lần tuyên bố chính thức khẳng định, đây là vụ việc nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và Luật pháp quốc tế. Kiên quyết kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích hợp pháp, chính đáng trên biển của Tổ quốc, đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.Image result for phát ngôn bộ ngoại giao việt nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc tiếp xúc với người dân TP. Hà Nội đã nói rằng: chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc, giữ vững chủ quyền đất nước nhưng phải đảm bảo hòa bình để phát triển. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý mọi người cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước các thông tin, luận điệu xuyên tạc và đừng mắc mưu kẻ xấu.
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook có nhiều ý kiến khác nhau và bày tỏ cần phải có phản đối mạnh mẽ hơn trước việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên đa số ý kiến tập trung bày tỏ lòng yêu nước “mong muốn giữ được hòa bình, cùng nhau phát triển”, “phản đối và yêu cầu Trung Quốc không được xâm phạm chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam”; kêu gọi “ủng hộ lực lượng chấp pháp bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam”; khu vực Trung Quốc xâm phạm ở bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam “đánh giá cao tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho rằng “cần kiên quyết bảo vệ Biển Đông hòa bình, ổn định, phát triển”.
Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề về tình hình biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân chống đối triệt để lợi dụng internet và các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Blog, Youtube,… kết hợp các báo đài phản động ở bên ngoài tăng cường tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc cho rằng Việt Nam nhu nhược, hèn yếu,…; tăng cường tán phát các dự luật, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo với nội dung xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta để lôi kéo, kích động nhân dân biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy vấn đề lên nhằm phá hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội.
Dưới danh nghĩa “đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “yêu nước”…, các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân để kích động biểu tình, phản đối, gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước. Đặc biệt thông qua các trang mạng xã hội, có không ít phong trào núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, “yêu nước” kêu gọi người dân tẩy chay, ký tên vào kiến nghị này, tuyên bố kia,… được phát tán qua mạng xã hội. Thực chất đó chỉ là những chiêu trò dân chủ trá hình, mượn cớ các sự kiện chính trị - xã hội để chống phá chế độ, kích động, chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, kích động chủ nghĩa dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết giữa các quốc gia có cùng lợi ích trên biển Đông, gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Đối tượng chúng hướng đến để tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, lung lạc nhận thức tư tưởng đối với các tầng lớp nhân dân nhưng trọng tâm, trọng điểm là cán bộ, đảng viên có tư tưởng bất mãn, và giới trẻ (thanh niên, học sinh, sinh viên) nhằm tạo lập lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước ta. Và trên thực tế, đã có không ít người nhẹ dạ cả tin, bức xúc với đời sống xã hội, lầm tưởng rằng đó là lời kêu gọi của “lòng yêu nước” để rồi theo lời kích động tham gia tụ tập đông người, gây rối làm mất ANCT, TTATXH, tham gia ký tên vào các bảng kiến nghị phản đối chống Đảng, Nhà nước. Lòng yêu nước, yêu biển đảo của một số ít người đã bị lợi dụng cho mưu đồ chính trị xấu xa của các thế lực thù địch.
Quán triệt quan điểm của Đảng: “… kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ  vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,…”, đồng thời để hiện thực hóa phương châm “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin, luận điệu sai trái”, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã đặt ra nhiệm vụ cấp bách phải củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Trước các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và các thông tin xấu, độc hại hàng ngày nhan nhản trên các trang mạng xã hội về tình hình biển Đông và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, để không mắc mưu những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cần giữ vững bản lĩnh chính trị, nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kích động lôi kéo biểu tình quy mô lớn, gây mất ANTT trong nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm mục đích chống phá Đảng, chế độ và chính quyền, gây mất ổn định chính trị - xã hội./.

Minh Quân

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

ÔNG PHI CÔNG CÓ XỨNG ĐÁNG LÀ NHÀ BÁO ?

Trong năm 2018, Tuổi Trẻ Yêu Nước (TTYN) đã đăng loạt bài 03 kỳ về nhà báo Nguyễn Phi Công - Trưởng Văn phòng đại diện báo Kinh tế nông thôn tại Phú Yên với tiêu đề “ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP MỘT NHÀ BÁO” của tác giả Mộc Nguyên, qua loạt bài này, đã phơi bày những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo, vi phạm pháp luật mà nhà báo Phi Công đã “tạo ra”. Thiết nghĩ, với những sự thật phơi bày như vậy, nhà báo Phi Công phải tự thấy hổ thẹn, ăn năn hối cải, tu chí mà sửa chữa sai lầm, không để làng báo phải mang tiếng xấu, nhưng…, với chứng nào tật nấy, với nhân cách và đạo đức xuống cấp trầm trọng, nhà báo Phi Công không ngừng tiếp nối những “chiến công” với những bài viết “quen thuộc” qua mặt ban biên tập Báo để đăng tải, nhằm đạt được những lợi ích vật chất tầm thường.

Liên quan đến vụ việc thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Thanh Sơn để phục vụ dự án đầu tư công trình các tuyến giao thông nội thị, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, từ năm 2017 nhà báo Nguyễn Phi Công đã có nhiều bài phản ánh về nội dung này, đặc biệt ngày 22/02/2019, có bài “Sông Hinh (Phú Yên): Liệu có khuất tất trong “Dự án bỏ túi”?” với nhiều nội dung không có cơ sở, mang tính phiến diện, phản ánh một chiều, vi phạm Luật báo chí và đạo đức nghề nghiệp, thậm chí “sặc mùi phá hoại”, gây phản ứng của nhân dân và chính quyền địa phương. Trong bài viết của mình, nhà báo Phi Công lớn tiếng cho rằng “các cấp chính quyền cố tình “lòng vòng”, không ra quyết định thu hồi đất, đi đôi với phương án bồi thường cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn theo quy định”, “Gần đây, một số cán bộ còn hé lộ: Đây là “dự án bỏ túi”, bằng mọi giá, Sông Hinh dốc toàn lực cho kịp thời gian gia hạn trước tháng 6/2019. quá trình triển khai (từ năm 2005), huyện Sông Hinh chỉ nhằm vào việc thu hồi đất mà chưa có phương án bồi thường thỏa đáng cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn đã yên ổn làm ăn, sinh sống hơn 30 năm qua”, “Việc lạm dụng chức vụ, để nắm “dự án bỏ túi”, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh chẳng những qua mặt mấy đời Chủ tịch UBND tỉnh (tức sau Chủ tịch Phạm Đình Cự ký Quyết định số 861), còn có dấu hiệu hình sự với tội danh: “Tội giả mạo trong công tác” - Điều 359 Bộ luật Hình sự và “Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái luật” - Điều 372 Bộ luật Hình sự”, “Vậy, quyết định cưỡng chế lần này vào ngày 07/3/2019 tới, UBND huyện Sông Hinh có thực hiện được không? Cốt lõi của vấn đề hiện nay là thực hiện “dự án bỏ túi” cho kịp với thời gian gia hạn trước tháng 6/2019. Vì thế, chính quyền huyện Sông Hinh có thể nhắm mắt làm liều, không cần biết luật pháp đúng sai?! Dư luận cho rằng, huyện Sông Hinh sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tạo ra “điểm nóng” ngày 7/3/2019. Với vụ việc cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn, không chỉ nằm trong khuôn khổ của một huyện, một tỉnh, nó đã lan tỏa cả nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện theo quy định pháp luật”.

Về vụ việc trên, TTYN đã tìm hiểu thực hư và thông tin chính xác như sau:


Ông Nguyễn Thanh Sơn sử dụng diện tích đất hơn 30.000m2 tại Khu phố 5, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên (trong đó, có 3.000m2 được UBND huyện Sông Hinh cấp giấy phép sử dụng đất vào ngày 06/6/1988, còn lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Diện tích đất trên có nguồn gốc của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng, canh tác nông nghiệp từ trước năm 1975. Đến năm 1985, huyện Sông Hinh được thành lập, Nhà nước vận động các hộ đồng bào DTTS trên giao lại đất để xây dựng các công trình. Tháng 8/1986, ông Sơn được điều động, bổ nhiệm từ Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa đến giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Sông Hinh. Trong khi diện tích đất trên chưa được xây dựng thì từ năm 1990, ông Sơn đã đến và sử dụng cho đến nay.


Tháng 7/1987, Xí nghiệp khảo sát xây dựng - Sở Xây dựng Phú Khánh đo vẽ 09 tờ bản đồ khu vực thị trấn Sông Hinh thể hiện phần đất này là đất xây dựng công trình công cộng. Quá trình xây dựng trung tâm huyện Sông Hinh, UBND huyện Sông Hinh đã tiến hành lập quy hoạch và được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt quy hoạch đối với khu đất này như sau: Ngày 10/9/1993, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1397/UBQHXD, quy hoạch khu đất là sân vận động; ngày 08/5/2000, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1103/QĐ-UB, quy hoạch khu đất là hồ sinh thái; ngày 21/7/2005, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 1609/QĐ-UB phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thì khu đất này được quy hoạch khu dân cư.

Ngày 22/02/2008, UBND huyện Sông Hinh ban hành Thông báo số 138/TB-UBND về việc cho phép lập dự án đầu tư công trình các tuyến giao thông nội thị, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh. Ngày 24/02/2009, UBND huyện Sông Hinh ban hành Quyết định số 139/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường chi tiết của dự án, đến ngày 10/11/2016, UBND huyện tiếp tục ban hành Quyết định số 1106/QĐ-UBND về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án các tuyến nội thị, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh (bổ sung). Liên quan đến dự án, có 02 tổ chức và 24 hộ gia đình, cá nhân có đất bị ảnh hưởng, qua quá trình thực hiện các thành phần có đất bị thu hồi đều ủng hộ và bàn giao mặt bằng, riêng hộ ông Nguyễn Thanh Sơn (có tổng diện tích đất bị thu hồi là 9.753,1m2) không đồng ý với phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với gia đình ông nên có đơn khiếu nại và không chấp hành việc nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, không giao đất để thực hiện thi công dự án, làm chậm tiến độ thi công từ 2009 đến nay.

Thực hiện việc thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Thanh Sơn để triển khai thực hiện dự án, UBND huyện Sông Hinh đã ban hành 05 Quyết định thu hồi đất. Quyết định có hiệu lực hiện hành là Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 về việc thay thế, sửa đổi một số quyết định thu hồi đất đối với hộ ông Nguyễn Thanh Sơn. Đồng thời, trong quá trình UBND huyện Sông Hinh ban hành các Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ông Nguyễn Thanh Sơn đã không đồng ý với các Quyết định của UBND huyện Sông Hinh. Từ năm 2010 đến nay, ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhiều lần gửi đơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương với mục đích khiếu nại, tố cáo UBND huyện Sông Hinh trong công tác thu hồi đất. Trong đó, ngày 26/12/2017 ông Nguyễn Thanh Sơn có đơn khiếu nại Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 26/9/2017. Ngày 23/02/2018, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh ban hành Quyết định số 395/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Thanh Sơn, kết luận: Không công nhận nội dung khiếu nại của ông Nguyễn Thanh Sơn. Ngày 31/3/2018, ông Nguyễn Thanh Sơn có đơn khiếu nại lần 2. Ngày 21/8/2018, Chủ tịch UBND Phú Yên ban hành Quyết định số 1651/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại lần 2 của ông Nguyễn Thanh Sơn, kết luận: Không công nhận toàn bộ nội dung khiếu nại đề ngày 31/3/2018 của ông Nguyễn Thanh Sơn khiếu nại Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 23/02/2018 của Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh. Các cơ quan chức năng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Sông Hinh cùng các ban ngành, đoàn thể ở địa phương đã nhiều lần thực hiện đối thoại, vận động, thuyết phục ông Nguyễn Thanh Sơn tự nguyện giao đất cho Nhà nước để triển khai thực hiện dự án, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhưng không có kết quả.

Ngày 22/11/2018 UNND tỉnh có Công văn số 6641/UBND-NC xin ý kiến của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn. Ngày 02/01/2019, Bộ Tài Nguyên và Môi trường có Công văn số 07/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND tỉnh Phú Yên với nội dung (tóm tắt), gồm: Quyết định thu hồi đất số 1434/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của UBND huyện Sông Hinh đối với hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn là phù hợp quy định của pháp luật; căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 82 Luật Đất đai năm 2013, Điều 20, Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai thì khi Nhà nước thu hồi đất, hộ ông Nguyễn Thanh Sơn không được bồi thường đối với phần diện tích 9393,1m2 đất.

Trở lại với tư cách và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Phi Công, từ vụ việc trên, cho thấy nhà báo Phi Công đã biến sự việc từ “trắng” thành “đen”, biến “thật, giả” lẫn lộn, mục đích vẫn không nằm ngoài vòng xoáy ham muốn vật chất tầm thường, “dự án bỏ túi” mà nhà báo Phi Công đã viết với những nội dung mang tính suy diễn chủ quan, hàm hồ, không có cơ sở, thực ra đối với trường hợp nhà báo này phải nói là “viết báo bỏ túi” là chính xác nhất.

Với tư cách là một nhà báo, điều hiển nhiên phải tuân thủ Luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp người làm báo, nhưng thử hỏi có đạo đức nghề nghiệp và luật nào cho phép nhà báo thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân? có đạo đức nghề nghiệp và luật nào cho phép nhà báo được quyền quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án? có đạo đức nghề nghiệp và luật nào cho phép nhà báo xúc phạm cả một hệ thống chính trị của địa phương, khi biến công tác vận động, thuyết phục thành việc làm “khủng bố tinh thần”?!...

Thiết nghĩ, với những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, trước sau gì nhà báo Phi Công cũng sẽ bị xử lý thích đáng, nhưng điều rất cần thiết vào lúc này đó là sự lên án mạnh mẽ, đấu tranh với những sai phạm của nhà báo Phi Công, không ai khác mà phải chính từ độc giả và những đồng nghiệp, những người làm báo chân chính, không để tiếp diễn tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, làm mất đi hình ảnh nhà báo “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” trong xã hội. Còn đối với nhà báo Phi Công, bây giờ dừng lại tuy đã quá muộn với một nhân cách và đạo đức xuống cấp, nhưng thà muộn còn hơn không, đừng để thêm những bài báo lố bịch của mình làm “trò cười” cho dư luận!
Minh Tâm

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

LÀM GAMESHOW – ĐỪNG ĐẦU ĐỘC GIỚI TRẺ VIỆT NAM

Thời gian gần đây, những gameshow hẹn hò, tình yêu xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền hình và Youtube, chủ yếu được mua bản quyền từ nước ngoài. Bên cạnh những gameshow lành mạnh, được khán giả đón nhận như: Bạn muốn hẹn hò, Lựa chọn trái tim, Vì yêu mà đến, thể hiện những nét đẹp văn hóa người Việt, đến với tình yêu thông qua sự tìm hiểu tâm hồn, tính cách, sở thích, từ đó nhiều cặp đôi cũng đã bén duyên vợ chồng từ đây…, thì cũng không ít những gameshow có nội dung phản cảm, dung tục, không phù hợp văn hóa người Việt Nam như: Date and Kiss, Dare Pong, Love game… lấy danh nghĩa gamehow hẹn hò, nhưng thay vì để người chơi trò chuyện, tâm sự, tìm hiểu nhau thì lại để người chơi “tìm hiểu” qua đụng chạm thân thể, vừa hôn vừa sờ soạng, cởi đồ cho nhau bằng răng, nhảy gợi dục, ăn sushi trên ngực, dùng bông tắm lau cơ thể…

Vì sao xuất hiện những gameshow này?
Trong khi các gameshow truyền hình có sự kiểm duyệt chặt chẽ của các cơ quan chức năng, còn những gameshow trên Youtube thì việc kiểm duyệt gặp nhiều khó khăn, vì nhiều địa chỉ sản xuất các gameshow này thường là các cá nhân ẩn danh hoặc ở nước ngoài. Lợi dụng yếu tố này mà các nhà sản xuất đã tung lên những gameshow phản cảm, lố lăng, thô tục ấy. Có thể thấy các nhà sản xuất (NSX) này đã rất tinh ranh, lợi dụng sự tò mò của giới trẻ để thu hút người xem, thu lợi nhuận từ quảng cáo, các clip được đăng lên Youtube chỉ trong vòng 1 ngày có thể có đến hơn 1 triệu lượt xem, có clip đến nay đã hơn 29 triệu lượt xem. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt hiện tại cũng rất nhẹ, khung xử phạt về hành vi cung cấp, đăng tải nội dung trái thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng chỉ từ 30 đến 50 triệu, chẳng thấm vào đâu với lợi nhuận NSX kiếm được, vì thế chưa đủ sức để răn đe các NSX.
Trách nhà sản xuất thì cũng phải trách người chơi. Rõ ràng, người chơi biết các nội dung khi tham gia là dung tục, là phản cảm, nhưng họ vẫn tham gia. Có phải thực sự vì muốn tìm nửa kia của mình, hay là chỉ vì tiền bồi dưỡng từ NSX, vì muốn tìm kiếm sự nổi tiếng thông qua tai tiếng? Dễ dàng thấy rằng những người chơi của các gameshow này đa số đều có ngoại hình ưa nhìn, đáng chú ý còn có một số nghệ sỹ cũng tham gia chương trình này, như ca sỹ TTV, diễn viên - hotgirl LAH, diễn viên - người mẫu NĐ. Các nghệ sỹ trên đã “chìm” quá lâu nên muốn thông qua gameshow này để đánh bóng lại tên tuổi của mình, không phải bằng năng lực mà bằng chiêu trò, đúng là qua các gameshow này đã giúp họ nổi lên, nhưng nổi theo cách bị cộng đồng chỉ trích dữ dội.
Hậu quả!
Các người chơi có lẽ đã bị mờ mắt bởi khoản tiền được nhận khi đồng ý tham gia gameshow, vì cái tiếng được mời chơi và được xuất hiện trên mạng Youtube trong một chương trình, nhưng đâu ngỡ rằng hậu quả đằng sau đó là cả một trời đau khổ. Một cô gái tên TM sau khi tham gia gameshow Date & Kiss đã bị cha ruột từ mặt sau khi xem được cảnh “nóng” của cô và bạn chơi trên Youtube, bị người thân, bạn bè kỳ thị, làm ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình mình. Đang là một vũ công có thu nhập ổn định, cô bị từ chối hợp tác ở nhiều chương trình. Có lẽ vì tuổi trẻ bồng bột, muốn nổi tiếng nhưng lại chọn sai hướng đi, bây giờ cô đã cảm thấy đây là một sai lầm lớn trong cuộc đời. Điều này cũng cho thấy rằng đạo đức, cách nhìn của các người chơi về văn hóa, về thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam ta đã có sự sai lệch, vì dù có thoáng đến đâu thì cũng không thể chấp nhận việc có những gameshow phản cảm như vậy. Về người xem, hệ lụy sẽ như thế nào khi các em học sinh, bạn trẻ đang ở lứa tuổi vị thành niên xem được các cảnh “nóng” này, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý, hành vi của các em. Ở lứa tuổi này, khi mà nhận thức còn chưa đủ, rất dễ các em sẽ bắt chước, học đòi theo những gì đã thấy trong chương trình, hình thành những thói quen thiếu lành mạnh, nhận thức sai lệch về tình yêu đôi lứa, sẽ thật đau lòng nếu điều này xảy ra…
Việc giữ gìn văn hóa dân tộc Việt Nam là trách nhiệm của toàn dân, bất cứ cá nhân nào cũng đừng vì chút lợi nhuận mà đầu độc văn hóa Việt Nam chúng ta, đầu độc tâm hồn các bạn trẻ. Chính những người chơi cần cân nhắc kỹ lưỡng, vì các gameshow này sẽ làm xấu hình ảnh của chính các bạn, đừng tự hại mình và tiếp tay cho việc làm trái thuần phong mỹ tục, đừng tự đào thải những giá trị tốt đẹp của chúng ta. Ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực, hi vọng sẽ quét sạch được những sản phẩm đồi trụy, dung tục này trên mạng internet và góp phần răn đe, trừng trị những cá nhân vì mục đích, động cơ sai trái mà làm ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục Việt Nam, qua đó để khán giả, các bạn trẻ tiếp cận những gameshow lành mạnh, văn minh.
Chi Mai

PHÓNG VIÊN SA NGÃ – MỘT MỐI NGUY HẠI LỚN CHO XÃ HỘI

Như chúng ta đã biết, phóng viên là những người dùng ngòi bút của mình để nói lên những thực trạng xã hội, những góc khuất, những tin tức, sự kiện, con người,… có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng. Hơn ai hết, họ là những người dùng khả năng lập luận, tư duy, kiến thức tổng hợp và kỹ năng viết lách của mình để phản ánh trung thực, khách quan và sâu sắc những điều đang xảy ra trong cuộc sống. Nhưng khi những kỹ năng ấy không còn trung thực, khách quan, chính nghĩa, đi chệch quỹ đạo của đạo đức nghề nghiệp sẽ ra sao?

Phóng viên sa ngã Trần Thị Tuyết Diệu

Ví như trường hợp Trần Thị Tuyết Diệu – 1 phóng viên bị sa thải của Tòa soạn báo Phú Yên vì vi phạm những quy định của nghề báo. Khi Diệu kết bạn với Dũng Phi Hổ, ngòi bút của Diệu không còn trong sáng mà mang theo những mục đích cá nhân khi không ngừng lên án, mỉa mai, bôi nhọ đất nước và con người Việt Nam bằng những suy nghĩ phiến diện, tiêu cực và có nét thù địch trong đó. Về xuất thân, Diệu không có lý do gì để thù địch với Tổ quốc. Có lẽ vì nhận thức chưa đủ vững vàng, đúng đắn, Diệu bị tác động bởi 1 số cá nhân và trở nên chệch choạc trong tư tưởng và đưa vào cả hành động. Chính sự thiếu hiểu biết ấy đã khiến Diệu phải trả một cái giá không nhỏ: mất đi công việc đang theo đuổi đầy đam mê. Chính vì thế mà khi Diệu bị sa thải, bị tước thẻ hành nghề, đã có là 1 cú sốc cho cô phóng viên trẻ. Diệu không nhận ra rằng mình đang sai, Diệu cho rằng mình bị đối xử bất công và trở nên thù hận xã hội và biến mình thành một con thú hoang cắn xé mọi thứ xung quanh. Việc gì liên quan đến chính quyền, đến nhà nước, chế độ, dân tộc Diệu đều coi đó là miếng mồi ngon để cắn xé không kiểm soát. Nói xấu Đảng, Nhà nước, dân tộc, bôi nhọ Lãnh tụ Hồ Chí Minh, ủng hộ CNTB, quân đội Mỹ ngày trước trong chiến tranh,…. Mọi người từ khuyên nhủ, giải thích, tranh luận, chửi mắng Diệu rồi cuối cùng cũng ngó lơ. Diệu trở nên vô hình và làm mất đi tất cả mọi giá trị trong lời nói của mình một cách hoàn toàn và đó cũng là điều nhục nhã không thể chối cãi.

Những tưởng sống trong sự hoang tưởng cô độc trong thời gian dài, Diệu im lặng vì dần nhận ra được cái sai của bản thân mình nhưng không. Mới đây Diệu lại rục rịch viết bài. Lần này có vẻ Diệu “khôn” hơn khi viết theo kiểu nêu lên những tiêu cực “khách quan” của xã hội rồi lồng ghép vào đó những ý đồ cũ rích của mình: cũng là phê phán Nhà nước, phê phán chế độ, ủng hộ tư bản, đòi “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”, “tự do tôn giáo”, “tự do hội họp”,… Mượn thời điểm Luật An ninh mạng có hiệu lực để đăng bài lên án như “mục tiêu tối cao của luật này là nhằm dập tắt tiếng nói phản biện của người dùng mạng xã hội facebook đối với chính quyền”.  Trong khi Diệu có vẻ không biết rằng Luật An ninh mạng đã và đang được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước vì những lợi ích mà Luật này mang lại cho đất nước và người dân Việt Nam. Diệu đặt bài viết về An ninh mạng là “Những người sợ hãi” nhưng có lẽ chính Diệu mới là người sợ hãi bởi Luật An ninh mạng có những quy định rõ ràng và cụ thể về việc làm bị nghiêm cấm mà trong đó Diệu đã nhiều lần vi phạm đến lúc các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Như tại điểm a, Khoản 1, Điều 16 Luật ANM: “Tuyên truyền, xuyên tạc, phí báng chính quyền nhân dân” – Điều này hẳn là Diệu đã nhiều lần vi phạm; Điểm c, Khoản 1, Điều 16 Luật An ninh mạng: “Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc”; Điểm 3, Điều 16, Luật An ninh mạng: “a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.

Có lẽ sự ra đời của Luật An ninh mạng sẽ là một đòn chí tử cho những người đã và đang có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức của một con dân Việt Nam như Diệu nên Diệu và một bộ phận người như vậy mới kêu gào phản đối, ra sức bôi nhọ, phủ nhận giá trị của một văn bản Luật mà có thể nói không thể không ban hành trong thời đại ngày nay. Khi không còn lý lẽ nào để gây cản trở với dư luận thêm nữa, Diệu lại mượn cái cụm từ “tự do ngôn luận” cũ rích để tiếp tục thoi thóp chống đối mà không một ai hưởng ứng. Diệu nên biết được bản thân mình đang ở đâu và có còn giá trị không trước khi hùng hồn đầu tư một bài viết “lý sự cùn” nào đó mà càng ngày càng khiến Diệu trở nên tha hóa về mặt nhận thức, thấp bé về giá trị, nhất là khi Diệu cũng đã từng là người đứng trong đội ngũ làm báo. Điều đó mới nhục nhã và đáng buồn làm sao! Và không chỉ dừng lại ở đó, nếu Diệu không biết dừng đúng lúc thì Diệu sẽ phải trả giá bằng quãng đời thanh xuân còn lại. Một lần nữa, Diệu cần phải dũng cảm bước ra khỏi vũng lầy của sự mê muội và cố chấp, tự đánh thức bản thân và biết dừng lại đúng lúc trước khi quá muộn.


Hoàng Nhi

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

AI ĐỘC TÀI?

Người tham gia mạng xã hội, có thể nói là thiên hình vạn trạng. Nói chung ai đăng gì, làm gì cũng được, miễn đừng phản cảm, đừng gây tổn hại đến ai một cách vô lý, và nhất là đừng phạm pháp…thì được.

Điều đáng nói là, có những người hoặc nhóm người là chuyên gia đăng những status có chiều sâu, đề cập nhiều góc cạnh của đời sống…thì chê những ai chuyên đăng ảnh selfie hoặc livestream quảng cáo bán hàng online là hời hợt, tối ngày chỉ lo săm soi bản thân mình, chẳng biết gì đến ai! Chê như vậy đã là vi phạm đến “tự do dân chủ” của người khác rồi, tuy rằng cũng không sai nếu động cơ chê của họ là muốn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, quan tâm lẫn nhau. Rồi có những “chuyên gia” thích bàn chuyện chính trị chính em, gì cũng quy về chính trị. Đi đường trượt ngã cũng bảo do chính trị nó thế, thiên tai bão tố hư hại mùa màng cũng bảo do chính trị nó vậy. Những “chuyên gia” này thích chửi đổng như thế, thôi thì tùy họ, nếu làm quá sẽ có pháp luật nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì xử lý. Vấn đề là họ thấy ai đăng status không giống họ, ví dụ như khoe con học giỏi, khoe cháu thông minh, khoe áo mới mua, khoe giày mới đóng…là họ khó chịu, lại cạnh khóe những người này sao không chửi đổng giống họ cho có tầm vĩ mô, mà tối ngày cứ “chúi đầu” vào những việc vụn vặt, bé mọn? Ơ hay, thì đó cũng là quyền “tự do dân chủ” của người ta mà, sở thích của người ta là ưa khoe những niềm vui nhỏ bé hằng ngày chứ không ưa chửi đổng “lớn lao”, hãy cứ tôn trọng giùm cái!

Cái lạ là, có những vị thích chửi chế độ “độc tài”, thích đề cập “tự do dân chủ”, nhưng chính bản thân các vị lại rất gia trưởng, rất mất tinh thần tự do dân chủ khi thể hiện sự khó chịu bực bội của mình đối với phần đông cư dân mạng không đăng status giống các vị, không hưởng ứng các vị. Chính các vị cũng muốn vo tròn mọi người lại theo ý muốn của mình, rồi khi thấy không được gì lại chửi họ là kém cỏi thấp bé, chỉ có mình là cao siêu! Tinh thần dân chủ của các vị là vậy sao? Và, các vị có độc tài không nhỉ?


TRỰC TÂM

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

PHÊ BÌNH, NHỮNG GÓC NHÌN…

Những ngày cuối năm, ai là đảng viên hoặc có làm cơ quan Nhà nước, đều có trải qua các cuộc họp phê bình, đánh giá, kiểm điểm các mặt công tác trong năm. Các văn bản hướng dẫn đều có câu: Không được lợi dụng phê bình để tâng bốc hoặc bôi xấu lẫn nhau. Đây là phép biện chứng về tính khách quan của phê bình, không thiên vị cũng không trù dập, mục đích chỉ ra cái hay cái dở, cái đúng cái sai, cái được và cái chưa được để cùng khắc phục sở đoản và phát huy sở trường, nhằm làm cho công tác của mỗi người ngày càng tiến bộ hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Nhưng người được phê bình không tiếp thu, vẫn chứng nào tật nấy, thấy sai không sửa, sai phạm lặp đi lặp lại hoặc cố ý làm trái…thì đã có sự làm việc của các cơ quan chức năng. Đó không thuộc phê bình, mà thuộc về đấu tranh, xử lý.


Ở đây đề cập chuyện phê bình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: phê bình “việc”, không phê bình “người”. Như đã đề cập ở trên, tinh thần phê bình này là rất khoa học, biện chứng. Thực tế cho thấy, có nhiều người, ta không mấy hạp tính hạp tình, thậm chí ác cảm, nhưng khi họ làm việc gì đó đem lại kết quả tốt đẹp, tại sao lại không công nhận, ủng hộ? Ngược lại, có người hạp với ta (hoặc bà con họ hàng v.v…), nhưng làm đâu hỏng đó, cho dù họ không phải người xấu, ta cũng không thể cho rằng họ là người có năng lực được! Giữ được tính khách quan trong phê bình, nhận xét, đánh giá là không dễ; nhưng nếu không làm được điều này thì sẽ không có tiến bộ xã hội.

Trở lại với lời dạy của Hồ Chủ tịch: phê bình “việc”, không phê bình “người”, đâu phải là né tránh vấn đề! Ở đây có thể hiểu, Người dùng hình ảnh đó để khái quát hóa vấn đề ở tầm vĩ mô, là: Nên tránh tư duy thiển cận chỉ nhìn hiện tượng mà phủ nhận bản chất; hoặc ngược lại, từ bản chất mà bỏ qua hiện tượng. Ví dụ, Người có câu nói rất hay minh chứng cho ý này: Không phải cứ dán lên trán hai chữ “cộng sản” (bản chất muốn đề cập) là được nhân dân tin yêu, nếu chưa chứng minh bằng hiện tượng - hành động; hoặc ngược lại, việc dán chữ lên trán được hiểu là hành động của hiện tượng, vẫn không phải là kết quả thiết thực đem lại lợi ích cho dân cho nước (bản chất). Cũng cần thấy rằng, ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, việc được việc hỏng, chả thế mà dân gian có câu “Đâu đâu cũng có anh hùng/ Đâu đâu cũng có kẻ khùng người điên”. Nếu không vậy, đâu thành xã hội. Và điều đó cũng không riêng gì ở Việt Nam, mà xảy ra trên khắp hành tinh này. Tiếc là, với thông tin đa chiều trên mạng xã hội như hiện nay, bên cạnh nhiều người nắm rõ bản chất vấn đề nằm ở đâu, vẫn có không ít người không chịu suy xét theo khía cạnh “đa chiều”, cứ hễ thấy có tiêu cực là nhằm ngay vào đó để phủ nhận “một chiều”, nhằm đánh tráo hiện tượng thành “bản chất” của chế độ. Nếu cố tình dùng việc này đá xéo việc kia thì không còn gì để nói; nhưng nếu thực tâm nghĩ như vậy, chẳng phải là chưa thấu đáo và phiến diện lắm sao?


TRỰC TÂM