Việt
Nam sau 1975, tổng số thương, phế binh Việt Nam Cộng hoà (VNCH) lên đến 20.000
người. Lịch sử đã qua đi thì xin không nhắc lại những đau thương, mất mát. Ngày
hôm nay, tất cả đều đang được sinh sống trên một đất nước Việt Nam hòa bình,
đáng ngưỡng mộ trên thế giới.
Thực tế
tại Việt Nam hiện nay, chính sách đối với người mất khả năng lao động, người
khuyết tật, người cao tuổi, người nghèo được triển khai cho tất cả công dân của
đất nước thuộc diện, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào, trong đó kể cả các ông, bà, cô, chú, bác
là thương, phế binh VNCH.
Hiện
nay, nhiều chương trình từ thiện giúp đỡ thương, phế binh VNCH có hoàn cảnh khó
khăn diễn ra trên phạm vi cả nước. Từ thiện là nghĩa cử cao đẹp, nhằm chia sẻ với
người có hoàn cảnh khó khăn. Người nhận từ thiện cũng sẽ rất phấn khởi khi nhận
được sự quan tâm. Tuy nhiên, một số kẻ lại lợi dụng hoạt động từ thiện để thực
hiện các âm mưu thâm độc.
Những
năm qua, báo chí trong nước không ít lần phản ánh việc các tổ chức phản động
lưu vong Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Hội H.O. Cứu trợ
thương phế binh và quả phụ Việt Nam Cộng hoà... đã không từ thủ đoạn, lợi dụng thương, phế binh để làm bình
phong thực hiện mưu đồ chính trị bẩn thỉu của mình với nhiều thủ đoạn, kể cả ép
buộc người Việt Nam ở nước ngoài quyên góp tiền để hỗ trợ cho một số ít
thương phế binh VNCH hòng
kích động “niềm tự hào bán nước”, “dựng lại thây ma quân lực Việt Nam Cộng hoà”, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Một số rất ít thương, phế binh chỉ vì vài trăm USD, mà
phải viết đơn, hoặc trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài có thái độ chống Việt
Nam với những lời lẽ sai sự thật, xuyên tạc, cho rằng “bị áp bức”, “bị phân biệt
đối xử”, hoặc “không có tự do, dân chủ”.
Việt
Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, Nhà nước Việt Nam luôn có những ưu tiên dành riêng cho người khuyết
tật. Với chủ trương “tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc giải quyết các
vấn đề xã hội trên nguyên tắc công bằng và bảo đảm tiến bộ xã hội”, Chính phủ
đã có các chính sách, pháp luật cụ thể và thiết thực đối với người khuyết tật,
trong đó khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện
bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy khả
năng của họ để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động
xã hội. Hiến pháp năm 2013
(Điều 59 và 61) mở rộng đối tượng được Nhà nước trợ giúp, không phân biệt người
khuyết tật có hay không có nơi nương tựa, không phân biệt người khuyết tật là trẻ em hay không. Do đó, tuyệt đối không có sự “áp bức”, “kỳ
thị, phân biệt đối xử” như những gì đồn đoán của các thế lực thù địch.
PH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét