Vừa qua, lực lượng chức
năng đã bắt 04 nghi phạm nhỏ tuổi trộm cắp tài sản đang tẩu thoát trên quốc lộ
1 theo hướng Nam - Bắc. Qua xác minh, danh tính 4 nghi phạm được xác định gồm:
C.V.B., N.A.Q. (cùng 13 tuổi), N.V.T.L., C.V.P. (cùng 12 tuổi, đều ở tỉnh Bình
Định).
Nhìn những gương mặt búng ra sữa, tuổi đời còn
rất trẻ mà đã vi phạm pháp luật khiến ai cũng xót xa, đau lòng. Không những thế
các em còn là nhóm trộm cắp chuyên nghiệp, hàng ngày rình mò đi trộm xe máy
trên địa bàn liên tỉnh.
Qua vụ việc này xảy ra khiến nhiều người thắc mắc
vai trò của các phụ huynh ở đâu khiến những đứa trẻ đi vào con đường lầm lỗi
này. Phải chăng do phụ huynh bận rộn công việc để trang trải mưu sinh hay hoàn
cảnh gia đình chia lìa, không hạnh phúc… dẫn đến việc các em không có được môi
trường giáo dục lành mạnh, thiếu tình yêu thương gia đình hay vì nhiều nguyên
nhân khác nữa.
Nhưng thực tế phải thừa nhận hành vi các em sai
là sai, vi phạm thì phải bị xử lý. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
thì người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp,
còn người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi
loại tội phạm. Cụ thể, Điều 12 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 quy định: “Người
từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”; “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,
151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.
Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa:
- Trước tiên cần đẩy mạnh giáo dục gia đình.
Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được
các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh
những hành vi lệch lạc, sai trái. Bên cạnh đó, gia đình phải bồi dưỡng, giáo dục
cho người chưa thành niên nhận thức đúng và có hành vi chuẩn mực, có kiến thức
pháp luật.
- Nhà trường cần nâng cao vai trò, trách nhiệm
của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh; tăng cường công tác tuyên
tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn
nữa giữa nhà trường với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý
giáo dục các em phát triển toàn diện. Nhất là tăng cường các biện pháp quản lý
xã hội, đặc biệt là quản lý trên không gian mạng.
- Các cơ quan chức năng liên quan cần nắm bắt
tình hình, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và bảo vệ trẻ khi trẻ bị xâm hại đến quyền,
ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, các tổ
chức đoàn thể, chính quyền địa phương cũng cần có sự quan tâm tạo ra các sân
chơi lành mạnh để hướng các em vào một môi trường tốt, tránh xa các tệ nạn xã hội…
V.P.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét