Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

[Bình luận trong nước] - MAI XUÂN DŨNG lưỡng đầu thọ địch




















Mai Xuân Dũng: Tứ bề thọ địch. Tôi đã phải thốt lên như thế khi đọc Stt sau đây của Gavin Nguyen

"Dũng Mai thân mến!
Anh biết lóng rày em lu bu đối phó với những luồng dư luận trái chiều về những việc làm của em trong quá khứ. Nhất là họ cáo buộc em đã ăn chận tiền "Cứu lấy dân oan".

Anh rất thông cảm cho hoàn cảnh của em ngày hôm nay, thiệt là lưỡng đầu thọ địch. Bên cạnh đó bạn bè "đồng chí" một thời tham gia công tác "CLDO" cũng tố giác hành vi gian lận tiền bạc của em trên mạng xã hội FB.

Anh có vài lời góp ý trong lúc này.

Trước nhất em nên mang hết số tiền tồn quỹ ra khỏi ngân hàng để đề phòng em bị thưa kiện, ngân hàng sẽ phong toả tài khoản.

Với số tiền lấy ra (ước đoán 100K đô) em nên sang ngay một cơ sở buôn bán đứng tên người thân của em. Nhằm mục đích hợp pháp hoá số tiền trong trương mục của em. 
 Nếu em tin tưởng, anh rất hân hạnh được là người đứng tên cơ sở buôn bán đó. 
 Làm được như vậy, công luận sẽ không còn thắc mắc em đã ăn chận tiền cứu trợ dân oan. 
Mà họ kết luận ..... 
 
Chấm dứt được tình trạng tranh biện nhau về tiền giửa các "nhà dân chủ" với nhau. 
 
Và bọn anh cũng khỏi phải mang tiếng "phá hại" phong trào dân chủ đang lên như diều ......đứt dây vì những "vị" như em đây.
Thân mến!
Anh chờ sự trả lởi của em". 

Ở đây, khỏi cần phải nói thêm về cái tình trạng của Mai Xuân Dũng sau khi lần lượt vợ chồng Nguyễn Tường Thụy, cá nhan JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng và Đặng Bích Phượng tung ra những đòn tấn công trực diện vào chuyện gã quỵt tiền của Hội cựu lấy dân oan. Và xem chừng mọi thứ có vẻ như đang có lớp lang, căn cứ của nó nên trong lần lên tiếng gần đây nhất, Mai Xuân Dũng chỉ có thể tuyên bố: ""Vợ chồng Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Bích Phượng phải trả món nợ độc gây ra cho gia đình tôi. Không thể nhịn được nữa rồi" mà không có lấy bất cứ sự phản đòn nào cho tích cực và ra trò.

 Nhưng xem chừng kẻ thù của Mai Xuân Dũng không chỉ là 04 cá nhân khởi xướng nêu trên (Nguyễn Tường Thụy, cá nhan JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Lân Thắng và Đặng Bích Phượng), những kẻ a dua, a tòng đang lợi dụng búa rìu dư luận để hạ bệ Dũng. Mà ở dó còn có cả những kẻ đang lợi dụng tình cảnh khốn khổ của Dũng để đục nước béo cò và những mong kiếm chác được điều gì đó. Người viết đang muốn nói đến trường hợp Fb Gavin Nguyen ở trên. 

Theo đó, trong tư thế của một kẻ ngoại cuộc, Gavin Nguyen hiểu khá rõ về Mai Xuân Dũng và cả nguồn quỹ mà Dũng đang đóng vai trò là chủ tài khoản ở ngân hàng. Thậm chí, Gavin Nguyen còn biết rằng, nếu Mai Xuân Dũng "bị thưa kiện, ngân hàng sẽ phong toả tài khoản". Và cũng chính bởi biết khá rõ điều này nên Gavin Nguyen đã đưa ra một sự gợi ý dành cho Mai Xuân Dũng: "Trước nhất em nên mang hết số tiền tồn quỹ ra khỏi ngân hàng để đề phòng em bị thưa kiện, ngân hàng sẽ phong toả tài khoản.

Với số tiền lấy ra (ước đoán 100K đô) em nên sang ngay một cơ sở buôn bán đứng tên người thân của em. Nhằm mục đích hợp pháp hoá số tiền trong trương mục của em".

Giải thích về điều nên làm này, Gavin Nguyen cho hay: "Làm được như vậy, công luận sẽ không còn thắc mắc em đã ăn chận tiền cứu trợ dân oan. Mà họ kết luận .....Tuy nhiên, gã chủ FB này cũng không dấu giếm ý đồ của cá nhân mình khi khéo léo nêu lên giữa nội dung bức thư việc: "Nếu em tin tưởng, anh rất hân hạnh được là người đứng tên cơ sở buôn bán đó". Nghĩa là, nguồn tiền sẽ được chuyển chủ sở hữu (theo pháp lý) từ Mai Xuân Dũng sang Gavin Nguyen và nếu sau này Gavin Nguyen dở trò thì đương nhiên, Mai Xuân Dũng sẽ trắng tay. 

Cái diệu kế mà Gavin Nguyen đưa ra để giải cứu Mai Xuân Dũng trong cái tình thế bi đát nghe chừng rất hay và vi diệu nhưng thực chất, Gavin Nguyen đang cố nêu ra để lừa bịp Mai Xuân Dũng. 

Vậy nhưng, nếu thử rằng, Gavin Nguyen có lừa được Mai Xuân Dũng không? thì xin thưa luôn là không cho dù làm vậy mà Dũng thoát được cái tình trạng bế tắc của chính mình. Bởi, là một kẻ khôn ngoan, Mai Xuân Dũng thừa hiểu đó là chiêu lừa mị của Gavin Nguyen và cũng chính sự tham lam đã dạy cho Mai Xuân Dũng không bố thí cho ai nửa đồng chứ nói gì đến việc đưa tiền cho người khác chỉ qua một bức thư trên mạng. Cho nên, sau cú lừa mị không thành này, Gavin Nguyen sẽ vẫn thực hiện tiếp cái điều mà gã đã nói ra ở cuối bức thư như một điều kiện, một sự thách đố dành cho Mai Xuân Dũng: "Và bọn anh cũng khỏi phải mang tiếng "phá hại" phong trào dân chủ đang lên như diều ......đứt dây vì những "vị" như em đây'.

Cái sự 'bốn phía đều có kẻ thù" của Mai Xuân Dũng là vì thế! 

An Chiến
Theo Việt Nam Mới

[Bình luận trong nước] - TRÒ LỐ BỊCH CỦA CÁI GỌI LÀ “GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN VIỆT NAM”

          Là một người thường xuyên tham gia mạng xã hội facebook, những ngày qua tôi vô cùng bức xúc và nực cười với thông tin được gọi là “Bản tin báo chí ngày 13/11/2016” của cái gọi là “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” công bố sẽ trao “Giải nhân quyền Việt Nam năm 2016” cho người có tên Võ An Đôn, sinh năm 1977, hành nghề luật sư tại Phú Yên được tán phát trên mạng internet. Với lý do vị luật sư này đã “can đảm đương đầu với nhà cầm quyền cộng sản”.

Trước hết, tôi xin khẳng định thông tin trên chỉ lừa bịp được những người thiếu thông tin, chứ còn chúng tôi - những người đã từng sinh sống làm việc hàng chục năm tại Mỹ, nay trở về sinh sống tại quê nhà thì đã quá quen với những loại thông tin lừa bịp kiểu như vậy. Thoạt nghe qua, nhiều người cứ tưởng “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” chắc là một tổ chức gì đó ghê gớm nhưng thực chất nó chỉ là một tổ chức vô thưởng vô phạt do vài ba kẻ “háo danh” không công rồi nghề người Việt tại Mỹ lập nên để tuyên truyền, tán phát các tài liệu xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, làm lợi cho cá nhân mình. Bọn họ cũng mang trong mình dòng máu Lạc Hồng như chúng tôi, nhưng tại Mỹ họ khác chúng tôi là không chịu khó làm việc, tìm cách hướng về xây dựng quê hương đất nước, mà vì lợi ích cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, họ luôn tìm đủ mọi cách để xuyên tạc, tuyên truyền chống phá đất nước Việt Nam, nơi mà bọn chúng đã từng chôn nhau cắt rốn. Chúng gây nên không ít sự phiền toái, mâu thuẫn, mất đoàn kết trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ. Nhìn qua danh sách mà họ đã “trao giải nhân quyền” từ trước đến nay thì một đứa trẻ cũng nhận thấy được sự thật rất bẽ bàng của những kẻ có hành vi đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, vi phạm pháp luật hình sự đã bị pháp luật xét xử trừng phạt nghiêm minh, bị quần chúng nhân dân lên án (Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Nguyễn Khắc Toàn..). Giải thưởng mà số này tự nghĩ ra không có một giá trị pháp lý gì ngay cả trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Nhưng thật buồn thay, một số ít người trong nước cũng vì muốn nổi tiếng bằng mọi giá đã biến mình thành con rối cho cái tổ chức quái dị này.
Một điều tôi muốn chia sẻ nữa là, không phải riêng tôi mà tất cả bạn bè, người thân của tôi tham gia mạng xã hội facebook đều vô cùng phẫn nộ với nội dung của facebook mang tên Đôn An Võ. Facebook này liên tục đăng tải nhiều nội dung, bài viết sai sự thật, tung tin bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm nhiều vị lãnh đạo của nhà nước, a dua, ăn theo nói leo các luận điệu của những kẻ phá hoại, không muốn đất nước ta yên bình, phát triển. Nhưng điều đáng chú ý chủ tài khoản facebook này lại xưng tên là Võ An Đôn, hành nghề luật sư tại Phú Yên và có hình đại diện là hình của ông luật sư Võ An Đôn, chủ văn phòng luật sư Võ An Đôn ở Thị trấn Phú Thứ, Tây Hòa, Phú Yên mà tôi từng biết được qua báo chí. Điều lạ là vị luật sư này luôn miệng rêu rao cho rằng hành nghề luật sư là để bảo vệ lẽ phải và chân lý nhưng lại chưa một lần lên tiếng phê phán nội dung facebook trên, không có một động thái nào để thông tin facebook này không phải do mình lập ra hoặc chí ít là lên tiếng đề nghị cơ quan chức năng làm rõ, xử lý kẻ mạo danh để bảo vệ uy tín cho bản thân mình. Sự im lặng khó hiểu của ông luật sư Đôn như là một sự đồng tình và công nhận facebook trên là của ông vì người Việt ta có câu “im lặng có nghĩa là đồng ý”. Những ngày qua,  facebook Đôn An Võ lại có nội dung thể hiện sự vui mừng hênh hoan của luật sư Võ An Đôn vì được tổ chức trò hề “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” trao giải nhân quyền năm 2016 . Thật buồn và hổ thẹn thay cho ông luật sư Võ An Đôn, một lần nữa ông lại im lặng! Lẽ ra với tư cách là một luật sư, nếu là luật sư chân chính, ông Đôn phải thuộc nằm lòng Điều 10 của Luật luật sư và Quy tắc “Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền” của Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, ông phải tỏ rõ thái độ lên án và phản đối thông tin liên quan đến danh dự, phẩm chất đạo đức của cá nhân mình. Đằng này ông không có một động thái nào thì cá nhân tôi và dư luận có quyền hoài nghi về ông.

Là một người Việt Nam yêu nước, tôi mong muốn thông qua bài viết này để bạn đọc hiểu rõ những trò bịp bợm của cái gọi là “ Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” và những điều khó hiểu về luật sư Võ An Đôn. Đồng thời, tôi cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần điều tra xử lý nghiêm minh chủ tài khoản facebook Đôn An Võ theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác để bảo vệ uy tín của nghề luật sư tôi rất mong Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên cần có biện pháp xác minh làm rõ sự thật thông tin luật sư Võ An Đôn được “trao giải nhân quyền 2016” để trả lời cho công luận, đem lại niềm tin cho xã hội đối với nghề luật sư. 

     Nguyễn Văn Cảnh
     Việt kiều Mỹ
Theo Báo Phú Yên chủ nhật 20.11.2016.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

[Bình luận trong nước] - Chọn sai con đường: NGƯỜI BUÔN GIÓ và LÊ CÔNG ĐỊNH từ bỏ mọi hoạt động

Nội bộ chia rẽ sâu sắc vì cắn xé, đào bới và tự vạch trần bản chất đê tiện, trục lợi cá nhân của nhau, thứ gọi là "phong trào dân chủ" tại Việt Nam vốn đã èo uột, sống chìm nổi, nay dường như đã "chết lâm sàng". Như đã nói ở loạt bài trước, đám JB Nguyễn Hữu Vinh, vợ chồng Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng và Đặng Bích Phượng như "không hẹn mà gặp" cùng nhảy vào hỗ trợ, nâng nhau ở các bài viết, câu bình luận khi tố cáo, kể lể và vạch trần bản chất ăn chặn tiền thông qua các quỹ nhóm CLDO và nay là Mai Infor của Mai Xuân Dũng. 

Nhiều "cùng" đến nỗi, nhiều facer phải thốt lên rằng, đám Lân Thắng, Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh và Đặng Bích Phượng đã có kịch bản hẳn hỏi khi quyết định ra tay với Mai Xuân Dũng. Và họ Mai cho rằng, đó là "món nợ độc gây ra cho gia đình tôi" và đám người trên phải "trả giá"!
Chân dung Người Buôn Gió (trái) và Lê Công Định (Nguồn: Internet).

Trong khi đa số "dân chủ" non nớt khác đang run cầm cập, phần vì lo lắng, phần vì sợ hãi, phần thì lung lay, chán nản, phần thì chờ đợi những "dân chủ" gạo cội khác lên tiếng đứng giữa vụ việc trên để tránh tình trạng "vạch áo cho người xem lưng" nội bộ lục đục, cắn xé lẫn nhau như vậy. Song, sự đợi chờ trên đã rơi vào bế tắc, vào ngõ cụt khi cho đến nay, vẫn chưa có ai đứng giữa làm "trọng tài" tuýt còi dừng cuộc 02 bên mà dường như cuộc chiến đang càng được đẩy lên đến đỉnh điểm "một chết - hai sống". 

Tiếng thở dài nao núng, chán nản của đám "dân chủ" tự xưng càng dài ra và lớn hơn khi trên trang cá nhân của mình, Người Buôn Gió đã phải thốt lên "chán phong trào đấu tranh", còn "Luật xư" Lê Công Định thì không ngần ngại chia sẻ rằng, gã sẽ "từ bỏ con đường tranh đấu dân chủ"

Bài viết của Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) khá dài, trong đó có đoạn rằng: 
"Mỗi lần có một cuộc tranh luận hay khơi ra sai lầm của cá nhân nào trong giới đấu tranh. Lời qua, tiếng lại. Nhiều người thốt lên: - đấu tranh thế này chán quá, chả hy vọng gì. Đại loại là những lời than như thế của một số người có tâm huyết (...) Trong sự vụ Mai Dũng bị những người như Nguyễn Lân Thắng, Jb Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thuỵ tố cáo vừa qua. Đúng sai, trước sau sẽ dần tỏ. Một số người cho rằng nhìn chuyện phê phán ấy mà chán nản phong trào đấu tranh. Thiết nghĩ không nên nói vậy. Vì khi bạn nói thế, chính bạn đang góp phần cho phong trào thêm chán nản".
Còn Lê Công Định thì viết: 
"Nói thật mất lòng, cho đến nay tôi không tham gia bất kỳ tổ chức, hội, nhóm nào trong và ngoài nước, là bởi sự đoàn kết và tầm nhìn của người Việt mình nói chung khá hạn chế. Mặt khác, dù bị mọi người chỉ trích vì các chính sách trong quá khứ và hiện tại, thú thật Đảng Cộng sản vẫn là tổ chức hùng mạnh nhất. Do đó, để giải quyết các vấn nạn của xã hội ngày nay, vai trò của họ vẫn còn rất quan trọng. Đây là sự thật không thể bác bỏ. Trong lúc thời cuộc còn đầy nhiễu nhương thế này, và giữa cảnh lòng người chưa thu về một mối thế này, thà mỗi ngày làm nghề tư vấn luật, rồi ngao du đó đây, chắc chắn tôi sẽ thấy vui hơn. Có lẽ con đường tôi đi chỉ là thế!"
Người Buôn Gió dù đang ở bên Đức, chuyên "nhặt lá, đá ống bơ" sống tủn mủn qua ngày, sau vụ bị ném đá tơi bời vì làm "anh hùng bàn phím" sự việc Trịnh Xuân Thanh, Gió dường như không còn ai quan tâm tới vì ở gã, chỉ toàn tin vịt. Nay, chứng kiến sự cắn xé, đấu đá nhau giữa nhóm JB Nguyễn Hữu Vinh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Lân Thắng, vợ chồng Nguyễn Tường Thụy và Mai Xuân Dũng, Người Buôn Gió cũng phải thừa nhận rằng, "chán phong trào đấu tranh".

Lê Công Định nổi tiếng với việc "chăm sóc tận tình" các cô, các chị, các bà góa phụ và thậm chí là các cô đang có chồng. Chuyện "tình - tiền" của Lê Công Định bị vỡ lở do chính các nạn nhân bị gã "luật sư" này lừa lọc, sau đó liên kết với nhau tố cáo và vạch trần bản chất dâm ô, đê tiện, "zâm chủ" của gã. Mới đây, khi "băng đảng ma" Việt Tân bị công khai là tổ chức khủng bố, Lê Công Định còn nhanh nhẹn nịnh nọt ngay tổ chức này rằng "Tôi yêu Việt Tân". Trước khi đi tù, Lê Công Định từng tham gia tập huấn "đấu tranh dân chủ" ở Thái Lan do "băng đảng ma" Việt Tân tổ chức và các "Hoạt động lật đổ chính quyền" khác vì những ảo tưởng viển vông. 

Từ đó đến nay, dường như có vẻ nhận thức được vấn đề, tỉnh ngộ nên đã "thú thật Đảng Cộng sản vẫn là tổ chức hùng mạnh nhất. Do đó, để giải quyết các vấn nạn của xã hội ngày nay, vai trò của họ vẫn còn rất quan trọng. Đây là sự thật không thể bác bỏ". 

Có lẽ thời gian đã làm cho Lê Công Định vỡ lẽ, nhận thức ra được nhiều điều. Cùng với độ tuổi cập kề U50, được học hành đàng hoàng càng giúp cho kẻ từng làm luật sư này tỉnh ngộ như vậy. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho kẻ từng lầm đường, lạc lối như Lê Công Định quay trở về đúng nghề nghiệp mà bản thân mình được gia đình, xã hội tạo điều kiện học hành - luật sư - chuyên bảo vệ cho sự thật, tiếng nói oan ức cho những bị cáo trước vành móng ngựa!

An Chiến/vnnv

[Chiếc dịch CQ88] - Thời khắc đối mặt với tàu chiến Trung Quốc

13 giờ ngày 15/5/1988, tại phía Nam đá Châu Viên, 2 tàu chiến Trung Quốc (Trong đó có một tàu số hiệu 677) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.
Quần Đảo Trường Sa. Tháng 5/1988
Mang quà vào cho lính đảo
Ba tàu vận tải này đang neo đậu để xây nhà đá chẻ ở đảo Tiên nữ
Con tàu HQ-861. Lúc này tàu ta chưa sơn thêm chữ HQ-
Tàu HQ-861 là tàu quét mìn project 1265E có trọng tải khoảng 400 tấn được sản xuất ở Liên xô, là chiếc đầu tiên trong bốn chếc cùng loại của Hải quân Việt Nam có số hiệu từ 861 đến 864 nhận từ năm 1987 đến năm 1990.
Trong chiến dịch CQ-88, ngày 18/2/1988, tàu HQ-861 của Vùng 3 tăng phái cho vùng 4, trên đó có đồng chí Lê Văn Thư, lúc đó là Tham mưu trưởng Vùng 4 đã cùng đi với tàu HQ-614 ra giành giật đá Châu Viên với tàu Trung Quốc
Nhưng Trung Quốc kéo đến 4 tàu chiến: 208, 209, 164…, quay pháo về phía tàu Việt Nam đe dọa nổ súng. Ta không lên được Châu Viên nữa.
những người đang tắm là những chiến sĩ công binh đang xây nhà trên đảo Tiên nữ trơ về tàu sau một ngày lao động vất vả.
Tắm nước ngọt là một điều xa xỉ ở Trường Sa.
Khi ở trên đảo Phan Vinh, các vị khách đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa giông ập đến bất ngờ. Cả đảo ùa ra tắm, nhảy nhót, la hét… Xúc động trước cảnh lính đảo đón mưa, nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa Trường Sa”, rất được lính Trường Sa ưa thích. “Mưa! Trời mưa! Á ha, trời mưa! Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thấm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt. Mưa ơi mưa ơi đảo nhỏ chờ mưa. Mưa đi mưa đi chúng tôi cần mưa…”.
Có lần khi ca sĩ Hoàng Nguyên đến biểu diễn ở đảo Trường Sa Đông. Anh em chiến sĩ đề nghị anh hát bài "Mưa Trường Sa"của nhạc sĩ Xuân An, bởi đã vài tháng đảo không có một giọt mưa. Mọi người muốn được "thưởng thức mưa" qua bài hát. Ðáp lại tình cảm của chiến sĩ, Hoàng Nguyên đã hát. Và lạ thay, khi vừa cất tiếng hát "Mưa! Trời mưa, A ha trời mưa. Từng bàn tay với lên trời cao, vuốt trên mặt người, thẫm từng giọt mưa lẫn dòng nước mắt..." thì tự nhiên mây ùn ùn kéo đến và cả đảo... chìm trong mưa. Dưới trời đêm, các chiến sĩ không kịp cởi quân phục, để nguyên như vậy vẫy vùng dưới mưa, sung sướng la hét đón từng giọt mưa đầu mùa hiếm hoi của đảo. Từng đôi chân họ chạy tung tăng, hò reo như trẻ nhỏ. Hoàng Nguyên đã cảm nhận, sẻ chia cả niềm vui và nỗi khát khao của người lính Trường Sa như thế.
Chỉ có những ai đã từng sống, từng tận mắt chứng kiến cái nắng, cái mưa, cái gió và sự thiếu thốn nơi đây mới cảm nhận hết được những khó khăn vất vả của người lính đảo. "Mưa Trường Sa" với lời ca, giai điệu mộc mạc, ân tình đầy chất lính nhưng cũng đấy khát khao cuộc sống, với những điều trong trẻo, tự nhiên.
Đảo Tiên Nữ, tháng 5/1988.
Công binh xây nhà vững chắc đầu tiên trên đảo.
Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh quân chủng Hải quân thăm bộ đội Công binh xây dựng đảo Tiên Nữ.
Da thịt con người đấu với nước biển, nắng gió, đấu với đá hộc, sắt thép xi măng.
Mỗi chuyến xuồng chở được khoảng 7 tấn, mỗi con tàu chở hàng trăm tấn vật liệu để xây nhà C1.
Lính công binh cứ thế dầm mình suốt ngày dưới nước truyền tải hết từng ấy số vật liệu hỏi có gian lao nào bằng?
Biển cả mênh mông, như nuốt chửng cái tàu chở lính công binh xây đảo Trường Sa, có cảm giác nó chỉ nhỏ như cái lá tre. Sức chở khoảng 40 tấn cả người và vật liệu xây dựng, tàu bé chật chội không có phòng riêng,từ đoàn trưởng đến lính đều phải tìm một chỗ trên boong mắc võng tòong teng mà nằm. Dịp Tết Nguyên Đán cũng là mùa biển động. Nắng cháy, mưa chan cũng cứ phải phơi mình ở giữa trời mà hứng nước biển sóng đánh tung lên boong tàu rát mặt.
Món giải trí mới trên tàu.
Rửa chén trên nhà cao cẳng.
Tranh thủ câu cá cải thiện.
Bữa cơm trưa dưới mái tôn nóng hầm hập.
13 giờ ngày 15/5/1988, tại tọa độ 112 độ 52 phút kinh Đông - 8 độ 46 phút vĩ Bắc, phía Nam đá Châu Viên, 2 tàu chiến Trung Quốc (Trong đó có một tàu số hiệu 677) xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn cản các tàu của Việt Nam đang hoạt động bình thường.
Chiếc 677 là tàu tên lửa lớp Houxin được trang bị bốn tên lửa diệt hạm C-801 Eagle Strick. Tàu của ta ở Trường Sa lúc này, ngay cả mấy chiếc Petya cũng không phải là đối thủ của nó
Chiếc tàu này chắc xuất phát từ Châu Viên sau khi cắt chéo đường chạy của một tàu vận tải kéo xà lan của ta từ Núi Le hay Tiên Nữ về thì quay ngoắt lại. Một hành động đe dọa.
Sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc là một sự nguy hiểm thực sự cho Đoàn công tác.
Đại úy nguyễn Văn Hiền, thuyền trưởng Tàu HQ-861 đã điều khiển tàu an toàn, đưa đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ chuyến đi Trường Sa tháng 5/1988.
Những khuôn mặt trên con tàu HQ-861.
Nhà báo Nguyễn Viết Thái (phải) và nhà báo Phạm Đình Quát tại đảo Trường Sa Lớn.
Hành trình Trường sa của bác Thái có thể theo thứ tự như sau: Cam ranh- Đá Lát - Đá Tây - Trường Sa Đông - Đá Đông - Trường Sa Lớn - Phan Vinh - Tốc Tan - Núi Le - Tiên Nữ - Thuyền Chài - An Bang và trở về TP Hồ Chí Minh hoặc Cam ranh.
Bộ ảnh của bác Thái thiếu các ảnh ở Đá Tây có thể do tàu của bác không đi Đá Tây và ảnh An Bang do hết phim hay trục trặc kỹ thuật...
Sau chuyến đi, hai bác Viết Thái và Đình Quát rửa mấy chục tấm ảnh khổ 40 x 60, giới thiệu ở một số nơi tại Nha Trang. Phòng VH-TT thành phố Đà Nẵng, khi đó thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng mời các anh tham gia triển lãm ảnh “Gặp gỡ Trường Sa”. Sau đó, triển lãm được đưa vào thành phố Cần Thơ. Bộ ảnh chụp trong chuyến đi đó được Nguyễn Viết Thái đưa lên blog, rất nhiều người xin sử dụng. Còn đối với nhà báo Phạm Đình Quát, Trường Sa không chỉ là những kỷ niệm, mỗi lần nhắc đến Trường Sa là cồn cào nỗi nhớ.
Xin cảm ơn các anh và rất nhiều những anh chị khác đã mang những lời ca tiếng hát, điệu múa, thước phim, tấm ảnh, câu chuyện đất liền ra với bộ đội Trường Sa trong những ngày gian khổ, lửa đạn ấy. Sự có mặt của các anh chị trong những lúc “nước sôi lửa bỏng”, “hòn đạn mũi tên”, chấp nhận hy sinh bởi đạn thù, đã là nguồn động viên, niềm tin trực tiếp cho lính đảo, sẵn sàng hy sinh như những đồng đội đã hy sinh 1 tháng trước (14/3/1988), để bảo vệ Trường Sa. Các anh chị còn là nguồn chuyển tải cuộc sống, chiến đấu của đảo về đất liền, với người thân để lính đảo an tâm: “Cả đất liền đang dõi ra nhìn đảo”.
Xin nghìn vạn lần cảm ơn các anh chị, đạp sóng biển, chấp nhận đạn bom, ra với lính đảo, những ngày tháng 5 năm 1988.
Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)

[Chiến dịch CQ88] - Núi Le, Thuyền Chài sẵn sàng chiến đấu

Nhìn vị tướng tự mình thị phạm cho chiến sĩ trên đảo, không ai biết rằng Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo...
Đảo Núi Le. Tháng 5/1988
Đảo Núi Le nằm ở 80 46’ vĩ độ, 1140 11’ kinh độ Đông. Nằm cách đảo Tốc Tan 6,5 hải lý về phía Nam, chiều dài nhất của đảo là 10km, chiều rộng nhất là 5km.
Bãi san hô Núi Le có thềm san hô tương đối khép kín. Phía trong bãi san hô có hồ, chiều dài hồ khoảng 8,3km, chiều rộng khoảng 3,5km. Khi thủy triều xuống thấp, rải rác có những hòn đá nhô lên khỏi mặt nước. Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ Núi Le từ ngày 2/3/1988.
Nhà báo Viết Thái với một chiến sỹ trên đảo núi le. Tháng 5 năm 1988.
Nhà cao cẳng và điểm ném đá xây nhà đá chẻ Núi Le
Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tư Lệnh Hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ 88, ngày 28-2-1988 tàu HQ 633 đã đưa lực lượng công binh và vật liệu ra xây dựng nhà cao chân ở đảo Núi Le. Ngày 23-03-1988, đã hoàn thành và bàn giao cho cán bộ, chiến sỹ bảo vệ đảo, sau đó ta làm nhà cấp 2 và đưa ra thêm 1 pông tông. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, năm 1997 xây dựng nhà lâu bền ở điểm A, năm 2001 xây nhà lâu bền ở điểm B.
Chiều trên đảo Núi Le.
Ném đá xây nhà đá chẻ ở Núi Le.
Đảo Thuyền Chài Tháng 5/1988.
Đảo Thuyền Chài nằm ở 80 13’ vĩ độ bắc, 1130 20’ 50” kinh độ Đông, cách đảo Trường Sa 87 hải lý về phía Đông Nam, cách đảo An Bang 22 hải lý về phía Đông Bắc.
Đảo có chiều dài khoảng 34 hải lý, chỗ hẹp nhất khoảng 2km, chỗ rộng nhất khoảng 6km. Từ Đông Bắc đảo sang Tây Nam của đảo khoảng 20km, thềm san hô bao quanh bên ngoài rộng từ 200 - 300m. Đảo Thuyền chài có 3 bãi cát nhô lên, giữa bãi san hô của đảo có lòng hồ, chiều dài của hồ khoảng 20km, chiều rộng trung bình 3km, hồ có độ sâu từ 3 - 10m và có nhiều đá mồ côi lập lờ dưới mặt nước, hồ này thích hợp với các tàu đánh cá có trọng tải nhỏ vào neo đậu khi gặp sóng to, gió lớn. Trong lòng hồ các loại Cá, Vích, Ốc nón, Ốc nhảy, Bào ngư, Hải sâm nhiều hơn nơi khác.
Tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.
Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài. Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được hoàn thành.
Từ trái qua phải, một nhà cao cẳng nối với nhà xây lâu bền thế hệ thứ nhất bằng một chiếc cầu ghi sắt; một pông-tông mà anh em thường gọi là "căn cứ nổi" được gắn chặt với nền san hô ngầm bằng những chiếc neo, mỗi neo nặng 1 tấn. Trên căn cứ nổi có đủ phòng ở, khoang chứa thực phẩm, cột cờ, sân chơi và trận địa chiến đấu cùng nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt.
Nhà đá chẻ nhìn từ nhà cao cẳng.
Văn công vào đảo.
Chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài. Tư lệnh Giáp Văn Cương từ nhà đá chẻ hướng về pông tông để chào cờ.
Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài.
Nhà cao cẳng và nhà đá chẻ được nối với bằng một chiếc cầu làm bằng ghi sắt.
Khi có lệnh báo động chiến sĩ từ nhà cao cẳng phải nhanh chóng cơ động sang nhà đá chẻ.
Nhìn vị tướng tự mình thị phạm cho chiến sĩ, không ai biết rằng Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo.
Mùa đông năm 1990, Tư lệnh Giáp Văn Cương đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội
Đô đốc Giáp Văn Cương, mà chiến sĩ  hải quân hay gọi bằng cái tên trìu mến "bố Cương", Tư lệnh quân chủng Hải quân, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài. Trung tá Đỗ Xuân Công (Áo trắng đứng sau Đô đốc GVC ), sau này là Phó Đô Đốc Tư lệnh quân chủng Hải quân.
Ngày đó, hầu hết các đảo chìm họ ghé thăm đều chỉ có chiếc nhà cao chân rộng vài chục mét vuông. Công binh đang khẩn trương xây dựng nhà lâu bền trên một số đảo. Để lên đảo, mọi người phải đi xuồng, được thủy thủ đẩy qua bãi san hô cập chân nhà.
Tới mỗi đảo, Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương đều thăm hỏi cán bộ chiến sĩ, rất thân tình, gần gũi. “Nhưng trong công việc, các ông ấy quyết liệt, nghiêm khắc lắm”. Viết Thái kể, rồi cho chúng tôi xem ảnh Đô đốc Giáp Văn Cương tự tay sửa tư thế ngắm bắn AK của chiến sĩ, tự tay chỉnh tầm cho khẩu 12 ly 7 khi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu ở đảo Thuyền Chài…
Lính đảo Thuyền Chài sẵn sàng tiêu diệt kẻ xâm lược.
Bác Nguyễn Viết Thái đứng giữa.
Các ca sĩ biểu diễn bên trong nhà đá chẻ đảo Thuyền Chài.
Dưới gầm nhà cao cẳng Thuyền Chài, các chiến sỹ nghĩ ngơi và ca hát.
Chổ này là nơi mát mẻ dễ chịu nhất nhà cao cẳng khi thủy triều xuống thấp.
Một chú cá mập lượn lờ bên dưới nhà cao cẳng đảo Thuyền Chài.
Chỉ tiếng cánh chim quanh lều nghe đã căng nhức óc
Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…
(Đảo Thuyền Chài, 1978 Trần Đăng Khoa)
Phút nghỉ ngơi của lính: viết thư cho gia đình ,người thân. Tờ giấy viết thư thời bao cấp đen thui.
Phút nhớ nhà.
Biểu diễn cho lính công binh.
Theo VAPUTIN (PARACELISLANDS.ASI)