Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2024

CẢNH BÁO NGUY HIỂM DO ĐỐT RƠM RẠ

 

Hiện nay, vụ lúa đông xuân trên ở Phú Yên cơ bản đã thu hoạch xong, câu chuyện đốt rơm rạ của bà con nông dân lại được đặt ra với nhiều vấn  đề. Sau khi thu hoạch lúa, thay vì thu gom rơm rạ để tận dụng ủ phân hoặc dùng làm thức ăn cho trâu bò thì nay bà con lại đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng vì cho rằng đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm móng dịch hại và sau khi đốt rơm thành tro thì sẽ ủ khoảng 2-3 tháng rồi đem bón cho các ruộng trồng rau.

Theo tìm hiểu, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sẽ làm mất chất dinh dưỡng  của đất, đốt nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng, tiêu diệt các loài côn trùng có ích cho đất, dễ gây bùng phát sâu bệnh trên đồng ruộng, gây thiệt hại về kinh tế.

Đốt rơm rạ còn tạo ra lượng khói lớn, gây ô nhiễm môi trường, che khuất tầm nhìn của người đi đường, dễ gây tai nạn giao thông. Ngoài ra, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, việc đốt rơm rạ sẽ làm tăng nhiệt độ xung quanh, dễ dẫn đến cháy lan, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet

Thực tế, vừa qua ở thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã xảy ra 02 vụ cháy lan từ việc đốt rơm rạ. Nguyên nhân là do người dân đốt rơm rạ nhưng do gió lớn, đám cháy phát triển nhanh, vượt ngoài  tầm kiểm soát. 

Do đó để bảo đảm an toàn trong mùa hanh khô, phòng ngừa cháy lan, ô  nhiễm môi trường thì chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên  truyền, định hướng cho người dân cách xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Đồng thời, người dân cần nâng cao nhận thức, không đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Nếu phát hiện hành vi đốt rơm rạ không bảo đảm an toàn, hoặc đám cháy có nguy cơ cháy lan thì phải báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời dập tắt đám cháy. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét