Thời
gian gần đây, tội phạm hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi nặng diễn
ra ngày càng phức tạp. Một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của
tội phạm tín dụng đen, cho vay lãi nặng như:
- Các đối tượng cho vay thường thuê người phát, dán tờ rơi với các nội dung: “cho vay nhanh không cần thế chấp”, “cho vay trả góp,
không cần thế chấp, chỉ cần gọi điện thoại là có tiền”… tại các địa điểm công cộng, cột điện, tường
rào hoặc quảng cáo qua mạng xã hội… Người đi vay chỉ cần cung cấp CCCD, CMND, GPLX,
hình ảnh cá nhân hoặc giấy tờ tùy thân khác là có thể vay tiền.
- Sau khi tìm được những người
có nhu cầu vay tiền, đối tượng cho vay không trực tiếp giao dịch
mà thuê “nhân viên” (phần lớn những đối tượng này có tiền án, tiền sự, không có
việc làm, thanh thiếu niên hư hỏng) sẽ làm hợp đồng
vay mượn, trả góp có nội dung soạn sẵn nhưng rất sơ sài, hợp đồng không thể hiện
lãi suất vay nhưng thể hiện số tiền phải trả. Sau khi cho vay tiền xong,
chúng cử “nhân viên” đến thu tiền lãi đúng hạn hoặc chuyển khoản trả tiền vay
qua các số tài khoản ngân hàng mà đối tượng cung cấp.
- Khi
người vay chậm trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ, các đối
tượng cho vay đòi nợ bằng các hành vi gây phản cảm, phiền nhiễu như ném chất
bẩn, phun sơn, nhắn tin bôi nhọ danh dự, đe dọa
người thân khiến người vay nợ sợ, không dám tố cáo, tạo sức ép phải bán nhà cửa,
tài sản, cố ý gây thương tích,… nhằm ép buộc người vay trả nợ, gây ra nhiều lo lắng, bức xúc trong quần chúng nhân
dân.
- Sử dụng các ứng dụng
trên điện thoại (app vay tiền) yêu cầu người vay cung cấp danh bạ cá nhân, hình
ảnh người thân; tài khoản zalo, facebook, icloud… Sau đó, tiến hành cho vay qua
tài khoản ngân hàng mà người vay không biết đối tượng cho vay là ai. Khi người
vay không có khả năng trả nợ thì các đối tượng sử dụng sim rác không chính chủ
nhắn tin, điện thoại đe dọa khủng bố tinh thần người thân, gia đình, đồng nghiệp,
bạn bè của người vay theo danh bạ đã cung cấp ban đầu.
Mong rằng trong thời gian đến người dân sẽ
nhận diện được rõ bản chất, hậu quả hệ lụy của “tín dụng đen”. Từ đó có sự điều
chỉnh, nhận thức và góp phần vào công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống,
góp phần bảo đảm ANTT ở địa phương./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét