“Ba
đồng một mớ bằng phôi
Ai mua thì bán xin thì không cho”
-
Mua bằng - bán bằng không còn quá xa lạ với xã hội. Một thực trạng tồn tại
trong suốt bao năm qua dù xử lý nhưng vẫn không thể ngăn chặn hay triệt tiêu nó. Cứ dăm ba bữa lại thấy nhan nhản những
bài báo, bản tin như thế. Và giờ đây nó lại càng biến tướng hơn với quảng cáo
trên mạng xã hội có nội dung mua bán văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ của các
trường đại học trên cả nước đang được mọi người đua nhau để có được “tấm bằng”.
Vậy
là có cầu thì ắt có cung “Dịch vụ in ấn Làm văn bằng chứng chỉ giả” ra đời. - Điều 341 Bộ luật sự năm 2017 quy định hình
thức xử lý đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức: Người nào
làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ
khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
-
Mặc dù rằng người ta cũng biết hậu quả nghiêm trọng của những hành vi sai trái
đó, thế nhưng người ta vẫn cứ tìm đủ mọi cách để lách luật ngày càng tinh vi.
-
Ngày 19/01/2024 Công an tỉnh Phú Yên đã tiến hành bắt đối tượng Cao Quốc Thông
(sinh: 1986, trú ấp 1B, xã An Thạch, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) về hành vi
sản xuất, mua bán giấy tờ giả liên tỉnh hoạt động trên không gian mạng, khám xét nơi ở của đối tượng Cơ quan CSĐT thu
giữ nhiều thiết bị, tang vật là hàng
trăm con dấu giả, phôi bằng, giấy tờ giả các loại.
-
Một xã hội sẽ như thế nào nếu những người đầu ngành mang danh thạc sĩ, tiến sĩ
chức vụ cao nhưng bằng cấp thì lại là từ sự “mua bán”. Những thế hệ học trò hay
những cơ quan tổ chức sẽ đi về đâu khi có những “con sâu làm rầu nồi canh” như vậy. Liệu những tấm bằng giả kia
nếu không được đưa ra ánh sáng thì còn
bao nhiêu chiếc ghế đang ngồi sai chỗ?
Vì
vậy mỗi người dân hãy tự nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn hoạt động phạm
tội của các đối tượng mua bán văn bằng chứng chỉ giả bằng cách:
(1) Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh các loại
giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của
bản thân lên các trang mạng xã hội vì đây là khởi nguồn để tội phạm lợi dụng làm
giả giấy tờ để lừa đảo;
(2)
Không tham gia các hoạt động mua bán, sản xuất tài liệu con dấu của cơ quan tổ
chức;
(3)
Khi phát hiện hoạt động mua bán văn bằng chứng chỉ giả người dân cần thông báo
cho cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện
xử lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét