Hiệp định Giơ-ne-vơ là một văn bản pháp lý quốc tế về lập lại hòa bình ở Đông Dương nói chung, đối với Việt Nam nói riêng sau một thời kỳ đen tối bị thực dân Pháp đô hộ, bóc lột. Thành công của Hiệp định này không thể tách rời khỏi chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nhìn
nhận ở một góc độ tổng thể thì chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là thành
quả của sự lãnh đạo tài tình, nhạy bén và đầy nghệ thuật của Đảng, trong đó Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người định hướng lãnh đạo và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực
tiếp chỉ huy.
Ý
nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động đến tâm lý của giới cầm
quyền Pháp lúc bấy giờ, là tiền đề để đến ngày 20/7/1954 thì Hiệp định Giơ-ne-vơ
được kí kết với những "lợi thế" cho Việt Nam đó là:
-
Thứ nhất: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa Việt Nam lên một tầm cao mới. Đối
với tư cách dự Hội nghị Giơ-ne-vơ thì Việt Nam là một thành viên trong Hội nghị,
được nêu quan điểm, chính kiến chứ không phải bị các nước lớn phán xét.
-
Thứ hai: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh tan ý đồ xâm lược của giới cầm quyền
Pháp, đánh gục ý chí chiến đấu của lính Pháp, qua đó giành lợi thế trong việc
kí kết Hiệp định.
-
Ba là: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng ý chí
của một dân tộc anh hùng có thể đánh bại mọi kẻ thù, làm cho phong trào phản đối
chiến tranh trên thế giới nói chung, chính tại nhân dân Pháp nói riêng, gây sức
ép buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ.
Sau
khi thất bại tại Điện Biên Phủ, tướng Đờ-cát (Christian de Castries) - người trực
tiếp chỉ đạo quân Pháp, trong khi điều trần tại Quốc hội Pháp đã có câu nói nổi
tiếng rằng: “Người ta có thể đánh
bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”.
Như
vậy có thể nói chiến thắng Điện Biên Phủ là tiền đề đi đến thắng lợi của Hiệp định
Giơ-ne-vơ, ý nghĩa sâu sắc ấy thể hiện ở việc vừa mang giá trị lịch sử, vừa có
giá trị về hiện thực cách mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét