Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

VIỆT NAM TA ĐÁNG ĐỂ TỰ HÀO

 

Ở tận bên kia bờ đại dương, nhưng những kẻ chống phá vẫn luôn ngày đêm “quan tâm” đến Việt Nam, từ những việc nhỏ như đòi “quyền lợi” cho cái người lấn chiếm vỉa hè, “góp ý” cho việc xây trụ điện hay “hướng dẫn” chính quyền dẹp nạn dán tờ rơi...cho tới những việc lớn về tình hình kinh tế, xã hội và công cuộc chống giặc nội xâm của Việt Nam, chúng rêu rao: “kinh tế phát triển chậm, xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan. Sao người ta vẫn ngạo nghễ, tự hào”. Đây là trò bôi lem, xuyên tạc thường diễn ra trong những đợt Đảng và Nhà nước tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước, chúng lật lại, mục đích không gì khác nhằm gây nhiễu thông tin, tạo hoài nghi, bất an cho người dân, có cái nhìn không đúng về đất nước.

Thời gian gần đây, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới cùng với nhiều vấn đề như lạm phát, xung đột quân sự, bất ổn chính trị, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng. Tuy vậy, xu hướng tích cực hơn trong quý I/2024 tăng 4,93% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 56,77% vào tốc độ tăng chung, được thế giới công nhận là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, có thể thấy được sự quyết liệt, đấu tranh không có vùng cấm, không có ngoại lệ, sự vào cuộc toàn diện của các cấp cho thấy được sự hiệu quả khi đã và đang đưa ra ánh sáng những đại án như Việt Á, Chuyến bay giải cứu hay Vạn Thịnh Phát. Góp phần “thanh lọc” những cán bộ thoái hóa, biến chất, làm trong sạch bộ máy, truy thu số tiền thất thoát của nhà nước và nhân dân.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục nhận được sự đánh giá cao và cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế: “Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" của Việt Nam tăng 12 bậc trong xếp hạng của Liên hợp quốc năm 2023. Với “Chỉ số Đổi mới sáng tạo” của Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2022, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế trong Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố ngày 27/9/2023. Đồng thời, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỉ USD, tăng 01 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Với những kết quả nổi bật như trên, một Việt Nam vững mạnh và phát triển như vậy, thử hỏi chúng ta có đáng để tự hào hay không? Đương nhiên là có và đó như là cú “hít” cho một Việt Nam phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa trong năm 2024. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển của Việt Nam chứ không như ngững gì các thế lực thù địch ngày đêm xuyên tạc, chống phá.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét