Với thái độ thù địch,
thiếu thiện chí, lăng kính méo mó với mục đích hạ bệ, không muốn Việt Nam phát
triển, gây bất ổn về chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động chia
rẽ vùng miền…các đối tượng chống phá, phản động thường xuyên ra sức bịa đặt,
đưa ra luận điệu bôi xấu, xuyên tạc việc thực hiện chính sách xã hội ở nước ta.
Chúng trắng trợn xuyên tạc công tác chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam rằng: “việc
thực hiện CSXH là hình thức, là trên giấy tờ và những thành tựu là “làm màu” hoặc
là ngụy tạo, tự vẽ để phóng đại công lao của Đảng, Nhà nước nhằm mị dân, lừa phỉnh...”.
Thâm độc hơn chúng bịa đặt rằng, CSXH của Việt Nam chỉ tập trung vào vài đối tượng
ở những tỉnh, thành lớn, còn người dân lao động nghèo, miền núi, vùng sâu, vùng
xa thì không được quan tâm, kể cả những người có công với đất nước cũng không
được chăm lo xứng đáng, phải sống khổ cực.
Nhưng thực tế thì
khác hoàn toàn. Thời gian qua Đảng, Nhà nước luôn chăm lo ban hành và tổ chức
thực hiện ngày càng hiệu quả các CSXH theo đúng tinh thần chỉ dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đó là “phải luôn quan tâm chăm lo cho dân, làm sao để người dân ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành, được lao động, được chăm sóc, giúp đỡ
khi đau yếu hoạn nạn, có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc”. Với sự chỉ đạo
đúng đắn, sự nỗ lực của các cấp, ngành đã gặt hái được nhiều thành tựu về CSXH,
nổi bật như: tỷ lệ hộ nghèo giảm từ gần 60% năm 1986 xuống dưới 3% năm 2023; đời
sống nhân trong cả nước đều được cải thiện, nâng cao với thu nhập bình quân đầu
người năm 2023 đạt 4.284 USD, tăng gấp hơn 40 lần so với năm 1990; tính đến cuối
năm 2023, 100% số đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp hằng tháng; 100%
số người dân bị thiệt hại do thiên tai, thiếu đói được trợ giúp kịp thời, không
để ai bị đói; hơn 90% số người cao tuổi khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng,
chăm sóc; hằng năm dành hơn 30.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ cấp,
chăm sóc sức khỏe, tặng quà… các đối tượng chính sách, gia đình người có công,
tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”…; việc phát triển giáo dục
- đào tạo, dân trí vùng miền núi, DTTS rất được coi trọng với việc đầu tư xây dựng
hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, các khoa, ngành đặc thù cho
người DTTS (cả nước có 325 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương với gần 106.000 học sinh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung
học cơ sở hằng năm đạt trên 97%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 90%);
đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn …
Những thành tựu
trên là minh chứng xác đáng, thuyết phục nhất giúp củng cố niềm tin của nhân dân
về việc thực hiện chính sách xã hội tại Việt Nam và cũng là luận điểm sắc bén
phản bác những luận điệu xuyên tạc, vô căn cứ của thế lực thù địch, chống phá.
V.N.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét