Trong không khí dân chủ đang ngày một mở rộng, trên cả nước, có rất nhiều người đã đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Trong số đó, có nhiều nhân sĩ, trí thức tự ứng cử với tâm huyết được đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân, đóng góp xây dựng cho nước nhà bằng trí tuệ, tài năng và đức độ của mình. Nhưng cũng không ít kẻ, mặc dù biết rõ mình không đủ điều kiện, nhưng đã lợi dụng “dân chủ”, tự ứng cử để lấy số, đánh bóng tên tuổi. Để rồi khi bị loại khỏi danh sách ứng cử thì cay cú, xuyên tạc cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là thiếu dân chủ, minh bạch và chính quyền đã gây khó khăn cho những người tự ứng cử.
Võ An Đôn - kẻ đột lốt lão nông.
Ở Phú Yên, có một vị luật sư nọ đã tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Như hàng loạt trường hợp của những người tự ứng cử khác trên cả nước, theo quy định, Ủy ban bầu cử đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và cử tri nơi công tác về người tự ứng cử. Cả hai hội nghị đều được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, thành phần quy định và diễn ra một cách minh bạch theo quy định của Luật Bầu cử. Tuy nhiên, ở cả hai hội nghị này, vị luật sư nọ đều không vượt qua được vòng bỏ phiếu vì tỷ lệ tín nhiệm quá thấp. Và tại hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để chốt danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2016 – 2021 được tổ chức vào ngày 14/4 vừa qua, 100% đại biểu dự hội nghị đã thảo luận và thống nhất vị luật sư này không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành ứng cử viên đại biểu Quốc hội và anh ta bị loại khỏi danh sách những người ứng cử. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu anh ta biết chấp nhận sự thật đã quá rõ ràng, minh bạch và cố gắng hoàn thiện bản thân mình để trở thành người thật sự xứng đáng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn để ứng cử chức danh này lần sau. Hoặc ý nghĩa hơn, anh ta có thể đóng góp sức mình cho địa phương, cho xã hội bằng những việc làm mang ý nghĩa thiết thực khác. Thế nhưng, dường như quá cay cú với thất bại của mình, anh ta đã lớn tiếng la lối trên mạng xã hội rằng mình bị trù dập, làm khó và chính quyền đã không dân chủ, minh bạch khi loại anh ta ra khỏi danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Thế nhưng, sự thật lại trái ngược hoàn toàn với những gì anh ta đã rêu rao. Chỉ xét từ bản kê khai lý lịch của vị luật sư này đã thấy có những dấu hiệu của sự gian dối. Cụ thể, trong bản kê khai lý lịch ứng cử đại biểu Quốc hội, vị luật sư này đã không nêu ra sự việc anh ta từng bị Sở Tư pháp tỉnh nhà xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, ngày 28/1/2016, Văn phòng luật sư do vị luật sư này làm Trưởng Văn phòng đã bị Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm với mức phạt là 5 triệu đồng theo Điểm a, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghiêm trọng hơn, trên facebook mang tên mình, vị luật sư này lớn tiếng la lối rằng mình đã bị “đấu tố” trong các hội nghị lấy ý kiến cử tri. Nhưng chính tại hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú, số đông ý kiến của người dân đã khẳng định: mối quan hệ của vị luật sư này với nhân dân địa phương là chưa rộng rãi và chặt chẽ. Trong thời gian sinh hoạt ở địa phương, anh ta không tham gia bất kỳ cuộc họp nào của địa phương. Mặc dù là luật sư nhưng anh ta lại chưa gương mẫu chấp hành pháp luật khi vi phạm hành chính. Tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác, rất nhiều ý kiến của cư tri tiếp tục khẳng định: Trong thời gian qua, vị luật sư này đã đăng tải nhiều bài viết trên facebook cá nhân với nội dung bôi nhọ chính quyền địa phương, xuyên tạc cuộc bầu cử là không dân chủ và thiếu minh bạch. Anh ta cũng nhiều lần trả lời phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài với những nội dung tương tự. Rất tiếc khi có những ý kiến a dua cho rằng, những việc làm đó là thể hiện chính kiến, dám dũng cảm nêu vấn đề và đấu tranh với những sai trái, tiêu cực còn tồn tại trong xã hội. Vị luật sư này cũng ngụy biện rằng việc anh ta đăng tải những bài viết và trả lời các báo, đài nước ngoài hoàn toàn là vấn đề tự do ngôn luận đã được Hiến định. Thế nhưng, giữa tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá Đảng và Nhà nước, làm phương hại đến an ninh quốc gia là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Ảnh minh họa.
Trong số rất nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc bầu cử, bôi nhọ chế độ, ngày 29/3, trên facebook mang tên mình, trong bài viết với tựa đề “Nếu tôi là đại biểu Quốc hội”, một trong những điều mà vị luật sư này hứa sẽ làm là: “Đề nghị Quốc hội cho Mỹ thuê cảng Cam Ranh làm căn cứ quân sự, đổi lại quân đội Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, khi có điều kiện thì lấy lại phần lãnh thổ biển đảo đã mất trả lại cho Việt Nam”.
Chẳng cần bàn đến sự hoang tưởng của lời đề nghị này. Bởi vì, người dân ở địa phương nơi luật sư này cư trú đã tinh tường, minh mẫn và sớm nhận ra chân tướng của anh ta. Họ đã không bỏ phiếu cho người đang đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của họ. Tại nơi vị luật sư này đang công tác, anh ta chỉ đạt được một tỉ lệ tín nhiệm rất thấp. Thế nhưng, trơ trẽn thay, khi bị loại khỏi hai vòng bỏ phiếu, ngày 1/4/2016, trên trang facebook mang tên mình, vị luật sư này đã huyễn hoặc tự nhận: “Dù tôi không được chính quyền cơ cấu làm đại biểu quốc hội, nhưng tôi là đại biểu Quốc hội của lòng dân”. Thật là một trò hề quá thừa tính lố bịch!
Mặc dù lớn tiếng la lối, rêu rao trên mạng xã hội nhưng anh ta lại thiếu bản lĩnh nhưng lại thừa ranh mãnh khi phủ nhận trang facebook đó không phải là của mình, rằng những nội dung đó không phải do anh ta đăng tải. Nhưng “vải thưa không che được mắt thánh”. Nhân dân luôn thông minh hơn anh ta nghĩ. Tại cuộc họp lấy ý kiến cử tri nơi công tác, chính đồng nghiệp của vị luật sư này đã đặt câu hỏi: nếu là dũng cảm thể hiện chính kiến, nếu là đấu tranh, nếu cho những việc mình làm là đúng thì tại sao không đủ dũng khí để thừa nhận những việc mình đã làm. Hoặc giả như, nếu trang facebook đó không phải là của anh ta, những bài viết đó không phải là do anh ta đăng tải, thì tại sao anh ta lại không yêu cầu cơ quan chức năng điều tra, làm rõ ai là người đã mạo danh mình? Tại sao là một luật sư đã rành rẽ về pháp luật lại dửng dưng để người khác làm những việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của mình?
Câu trả lời cho vấn đề này đã quá rõ ràng. Rằng đó chính là những chiêu trò được bày ra để phá hoại cuộc bầu cử. Và việc tự ứng cử của vị luật sư này cũng chỉ là một màn kịch được dựng lên bởi những kẻ đang kẻ đang đang a dua theo phong trào “tự ứng cử” nhằm mục đích lợi dụng dân chủ để phá hoại. Nhưng tiếc thay, màn kịch ấy cuối cùng đã phải hạ màn một cách thật thảm hại.
RẠNG ĐÔNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét