Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

SỰ TRẢ GIÁ CỦA VÕ AN ĐÔN

Vừa qua, ngày 26/11/2017 Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã ra Quyết định số 01/QĐKL-ĐLS về việc kỷ luật luật sư Võ An Đôn với hình thức xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên. Bắt đầu từ đây, có lẽ chúng ta nên gọi Đôn bằng cái tên “Cựu” luật sư Đôn để phù hợp với tình hình thực tế. Đó là cái danh xưng duy nhất tôi nghĩ ra được lúc này nhưng ngẫm đi ngẫm lại cũng không thấy đúng. Bởi lẽ người ta thường nói cựu học sinh để nói về một học sinh sau khi học tập, đã tốt nghiệp ra trường, tức là đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của một người học sinh. Còn Võ An Đôn, cả quá trình làm luật sư đã hoàn thành được nhiệm vụ nghề nghiệp của người luật sư hay chưa? Tôi cho rằng hành động nói xấu nghề luật, nói xấu đồng nghiệp, đi ngược lại đạo đức nghề nghiệp của Đôn là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi vừa nêu. Và cũng chính vì thế, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã đi đến quyết định kỷ luật Đôn và xóa tên khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, đây là một việc làm cho thấy tính cương quyết trong việc loại bỏ những nhân tố xấu làm ảnh hưởng đến một tập thể đoàn Luật sư nói riêng và ngành luật nói chung.

Có thể nói, nếu ví ngành luật là một cơ thể sống thì Đôn chính là một tế bào ung thư cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Để cứu lấy sự sống của tính công bằng, của sự thật mà tế bào “Đôn” đã phá hủy trong suốt thời gian qua, những cơ quan có thẩm quyền hẳn là đã gặp nhiều khó khăn và tốn rất nhiều công sức. Những nỗ lực ấy chưa được hài lòng bao lâu thì tế bào ung thư kia lại muốn quay lại tấn công, muốn bén rễ lại nghề luật để tiếp tục phá hoại. Bằng chứng là vừa qua, trên trang Facebook “Đôn An Võ” có đăng tải hình ảnh đơn khiếu nại của Võ An Đôn lên Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đôn cho rằng nội dung Đoàn Luật sư Phú Yên kỷ luật Đôn là rất “mơ hồ” và “mang tính quy chụp”. Tôi không hiểu nghĩa của từ “mơ hồ” và “quy chụp” mà Đôn trình bày có phải nghĩa trong từ điển Tiếng Việt hay không hay là một khái niệm mới do Đôn tự huyễn hoặc ra để bảo vệ lý lẽ cùn của mình trong khi những bài trả lời phỏng vấn tên Đôn, mặt của Đôn, giọng nói của Đôn và những ngôn từ Đôn trực tiếp nói ra vẫn còn rành rành ở đấy, là những bằng chứng Đôn đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bôi xấu Đảng và Nhà nước một cách công khai không thể nào chối cãi được như thế. Và tất nhiên, Đôn vẫn dùng một chiêu trò cũ rích của mình đó là dẫn trích điều luật để ngụy biện: “Việc tôi trả lời phỏng vấn các báo, đài và cá nhân ở nước ngoài là quyền tự do ngôn luận của công dân, được quy định tại Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 và Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam là thành viên của công ước này”. Lý lẽ đưa ra có vẻ mang tính pháp lý và đầy đủ căn cứ đấy nhưng chắc Đôn chỉ qua mặt được một số người đi ngang ghé qua bài viết của Đôn, hiếu kỳ xem chuyện và tạm tin những điều Đôn nói mà không bận tâm kiểm chứng lại nội dung của các điều luật kia là gì. Nhưng cũng xin nhắc nhở Đôn rằng, anh đang đưa đơn khiếu nại lên cả một Liên đoàn Luật sư của Việt Nam, ở đó là những vị luật sư lớn, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ và đầy trách nhiệm nên đừng “múa rìu qua mắt thợ”. Đến một người bình thường tìm kiếm trên google còn có thể biết được 02 điều luật trên quy định như thế nào. Điều 25 Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định: “…..Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khở hoặc đạo đức của xã hội.” Có lẽ Đôn đã xem thường luật pháp quá nhiều lần đến nỗi thành thói quen khi mà bỏ qua cụm từ “do pháp luật quy định”. Lấy cái lý lẽ đó đưa ra có đáng xấu hổ không khi mà bản thân đã công tác nhiều năm trong ngành luật? Tước thẻ hành nghề luật sư của Đôn chính là việc làm cần thiết ngay lúc này, không thể để một kẻ coi thường luật pháp, coi thường ngành nghề như thế tiếp tục làm việc. Về phía Đôn, việc nên làm lúc này là tư kiểm điểm bản thân mình mình hơn là cứ tìm mọi cách để tráo trở với lẽ phải. Con đường mà Đôn đã chọn đi ngược lại với dân tộc với quốc gia, hậu quả về việc làm sai của mình cũng phải thẳng thắn mà đón nhận, cái giá của việc đi sai đường Đôn đang nhận lấy cũng chính là bài học cho những ai đã, đang và sẽ đi theo những con đường sai trái như vậy!
Hoàng Nhi 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét