Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

TRỊ MẠNH TAY VỚI LUẬT SƯ “DỎM”

Nghề luật sư là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Tại Việt Nam, chúng ta đã có một thế hệ vàng những luật sư Phan Văn Trường, Phan Anh, Vũ Trọng Khánh, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Thọ, Ngô Bá Thành…. được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng của Pháp và đã có nhiều đóng góp vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như kiến tạo sự phát triển của nước nhà. Trong những năm qua, nghề luật sư tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, đã và đang dần trở thành một ngành nghề phát triển, thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, không chỉ là một ghề đơn thuần mà là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Nhận rõ tầm quan trọng của đội ngũ luật sư cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập với thế giới. Vào 2005, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, trong đó đã nêu rõ mục tiêu phát triển đội ngũ luật sư đó là: “Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với thành viên của mình”. Cho thấy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động, sự phát triển của nghề luật sư. Đến nay, đội ngũ luật sư Việt Nam đã có sự tăng mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Một số luật sư như: Ngô Ngọc Thịnh, Trương Trượng Nghĩa, Nguyễn Văn Chiến… đã và đang đóng góp vai trò tích cực của một Đại biểu dân cử, đã có nhiều ý kiến giúp cho Quốc hội đưa ra được những quyết sách hợp lý.
  Không phủ nhận với những đóng góp của các luật sư Việt Nam nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể không lên tiếng đối với những luật sư đã lợi dụng danh nghĩa hoạt động bào chữa của mình để hoạt động chống đối, nói xấu Đảng và Nhà nước… Trong số đó tại Phú Yên có luật sư Võ An Đôn cũng không là ngoại lệ. Nhắc đến Đôn, mọi người ai cũng cứ tưởng rằng là Đôn là một “luật sư Nhân quyền”, “luật sư vì người nghèo” mà đâu có biết rằng Đôn là một luật sư lừa đảo, lừa từ những người nghèo, người dân tộc thiểu số… để rồi từ đó Đôn có kinh nghiệm làm một “luật sư vì người nghèo”. Bản chất thực sự của con người này là một người thiếu sự tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất chất chính trị, đạo đức đã bị đào thải cho nghỉ việc tại cơ quan Tỉnh ủy. Không chỉ thế mà trong hành nghề luật sư, Đôn cũng đã có nhiều sai phạm như: không minh bạch trong việc thu, chi quyết toán tài chính trong hoạt động của Văn phòng luật sư Võ An Đôn (đã bị cơ quan Tư Pháp thanh tra ra quyết định xử phạt). Tiếp đến thời gian gần đây luật sư Đôn thường xuyên lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đã có nhiều bài viết, video, clip, phát ngôn trả lời phỏng vấn với báo chí, đối tượng ở nước ngoài, bịa đặt nói xấu luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhằm mục đích kích động, tuyên truyền xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tin của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam. Hành vi của Đôn đã vi phạm điểm g, khoảng 1, điều 9 luật luật sư sửa đổi 2012 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư: “Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưng xu đến an ninh quc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyn, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Căn cứ điều này Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Phú Yên đã tiến hành cũng cố và xử lý kỷ luật xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi danh sách Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên là đúng.  
Chưa kể việc luật sư Đôn còn vi phạm đạo đức, ứng xử của một luật sư tại phiên tòa, thiếu tôn trọng hội đồng xét xử, không chấp hành nội quy phiên tòa, tự ý bỏ ra về khi phiên tòa chưa kết thúc (khi tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Viết Dũng trong vụ án gây rối trật tự công cộng). Theo quy tắc 23 (ứng xử của luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng) của bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam có quy định: “Tại phiên tòa luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, tôn trọng hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa khi thực hiện quyền xét hỏi người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác; không suy đoán chủ quan mang tính kích động quy chụp, kết tội người khác hoặc có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình; không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý hay trái đạo đức”. Là luật sư nhưng luật sư Đôn lại quên các quy tắc, vậy trình độ của luật sư Đôn là không có hay cố ý phớt lờ các quy định để hành xử bậy?
Đề nghị liên đoàn luât sư Việt Nam cần phải xử lý nghiêm những luật sư vi phạm đạo đức, ứng xử của luật sư; luật sư có tư tưởng, hoạt động lợi dụng việc hành nghề, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, để tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu đội ngũ luật sư… nhằm gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị. Phải loại ra khỏi tổ chức luật sư những luật sư như Võ An Đôn để tổ chức ngày càng trong sạch, vững mạnh và phát triển, tạo lòng tin đối với công chúng về pháp lý tại Việt Nam.

Ngọc Đá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét