Võ An Đôn (40
tuổi) sinh ra và lớn lên tại thôn Phước Thịnh, xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa,
tỉnh Phú Yên trong một gia đình có bố tham gia bộ đội nghỉ hưu ở cấp bậc Đại úy
về làm xã đội phó, chủ nhiệm HTX Hòa Bình và leo đến chức vụ Phó bí thư Đảng ủy
xã của những năm đầu thập niên 90 rồi nghỉ. Việc say mê, ham muốn và dấng thân
vào con đường chính trị của ông sau khi nghỉ hưu bộ đội đã ảnh hưởng ít nhiều
đến người con trai út Võ An Đôn.
Võ An Đôn đang cuốc cỏ bên cạnh ngôi nhà cấp 4 cũ (Ảnh Fb nhân vật)
Từ một cậu bé
có học lực bình thường, không có quá nhiều nổi bật trong suốt thời gian tham
gia học tập tại trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hòa Bình 2, Trung học phổ
thông Lê Hồng Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên rồi lên đến trường đại học
Luật, đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chính Minh nhưng trong
Đôn đã nung nấu một sự ham muốn tột độ về quyền lực. Năm 26 tuổi, sau khi tốt
nghiệp đại học, Đôn vào làm việc tại phòng nội chính Tỉnh ủy Phú Yên với vị trí
chuyên viên. Tuy nhiên trong suốt thời gian công tác tại phòng nội chính Tỉnh ủy
Phú Yên từ năm 26 tuổi đến năm 31 tuổi, Đôn đã không có ý thức phấn đấu, chấp
hành ý thức tổ chức kỷ luật không nghiêm, tự ý đi học không xin phép cơ quan,
khi thi đậu tự ý xin nghỉ việc, xin chuyển công tác nhằm thực hiện bước nhảy
vọt đầy tham vọng về quyền lực đã gieo trong đầu Đôn từ bấy lâu.
Được cơ quan
Tỉnh ủy giải quyết cho nghỉ vì nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ, năm 31
tuổi, Đôn gia nhập đoàn luật sư tỉnh Phú Yên với hi vọng tạo được danh tiếng,
uy tín lớn trong đông đảo quần chúng nhân dân nhằm thẳng tiến nhanh vào con
đường chính trị qua hình thức dân cử. Theo lập trình định sẵn, tháng 3/2011,
Đôn làm đơn xin ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011-2016. Tuy
nhiên Đôn chưa thực sự tiêu biểu để ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII nên
không đưa vào danh sách bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII nhiệm kỳ 2011- 2016.
Tham vọng quyền lực nhưng con đường dấng thân vào chính trị của Đôn không được
như lập trình mong muốn, lại một lần nữa nó bị sụp đổ.
Kể từ đó, Đôn bất mãn và tìm mọi cách đả kích, tấn công vào chính quyền,
hệ thống pháp luật Việt Nam
thông qua hành nghề luật sư, bào chữa các vụ án. Điển hình: Năm 2015, trong quá
trình tham gia bào chữa cho gia đình Ngô Thanh Kiều trong các phiên tòa xét xử
vụ án “dùng nhục hình” xảy ra tại Công an thành phố Tuy Hòa, Đôn thường xuyên
có những lời lẽ thiếu văn hóa, đả kích chính quyền, Công an, pháp luật Việt
Nam. Quá trình tranh tụng luật sư Đôn nhiều lần có lời nói xúc phạm đến danh dự
một số đồng chí lãnh đạo tỉnh. Đôn cho rằng đa số các vụ án ở Việt Nam là xử
sai pháp luật, bản án đã được ấn định từ cấp chỉ đạo chứ không phải tòa xử vì
Hội đồng xét xử không được độc lập, nếu nói ra thì đụng chạm cả cơ chế…; luật
pháp Việt Nam như một tấm lưới chỉ bắt được những con cá bé chứ những con cá
lớn thì để sẩy; hầu hết luật sư Việt Nam hiện nay chạy theo đồng tiền, rất ít
luật sư chân chính; ở Việt Nam, luật sư chân chính sống trong nghèo khổ, cô
đơn, trù dập. Luật sư mánh mung, chạy án thì giàu sang sung sướng…
Với những việc
làm như vậy, Đôn nhanh chóng được các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước chú
ý, săn đón, liên hệ, gặp gỡ, dụ dỗ, hứa hẹn, lôi kéo, móc nối nhằm thực hiện
mưu đồ xấu. Hư ảo quyền lực lại một lần nữa nhen nhóm trong Đôn. Đôn hăng hái
trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn
trong nước và quốc tế (đài RFA, RFI, VOA …) với nhiều thông tin, nội dung sai
lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án, đưa ra nhiều quan điểm trái pháp
luật, xuyên tạc chính sách pháp luật của Nhà nước, công kích vào lực lượng Công
an tạo thành điểm nóng.
Bề ngoài thì
Đôn tự nhận bào chữa miễn phí cho dân nghèo (chỉ nói bằng miệng chứ chưa có dẫn
chứ cụ thể về vụ nào từ Đôn hoặc từ những cá nhân đã được Đôn bào chữa miễn
phí), bên trong thì Đôn nhận tiền của những cá nhân trong và ngoài nước với nội
dung trá hình “ủng hộ kinh phí tìm công lý và sự thật”, bào chữa dân oan... Đáng
chú ý Đôn móc nối, quan hệ với các đối tượng
bất mãn, chống đối ở các tỉnh khác thể hiện sự “đồng cảm, ngưỡng mộ”, xem họ là
những người đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” như: đối tượng Nguyễn
Hồ Nhật Thành (thành viên cốt cán của “phong trào Con đường Việt Nam”); đối
tượng Lê Quốc Quân (đối tượng chống đối đã từng bị bắt giữ, hiện là thành viên
của tổ chức “Việt Tân”); đối tượng Nguyễn Văn Đài (đối tượng chống đối ở Hà Nội
bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
với phát ngôn sốc: “Bốn phương phản động đều là anh em”); đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (đối tượng chống đối ở Khánh
Hòa bị bắt về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam)...
Ngôi nhà 3 tầng đang xây của Võ
An Đôn (Ảnh: TNCD)
Nhận được sự
hỗ trợ cả về vật chất, lẫn tinh thần, Đôn tăng cường xuyên tạc hệ thống pháp
luật Việt Nam, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
thông qua trang facebook cá nhân, tiến hành livestream trả lời phỏng vấn với
đối tượng Thanh Tâm ở nước ngoài với các đề tài như: “Pháp luật Việt Nam và vai
trò của người luật sư trong các phiên tòa” – livestream ngày 20/02/2017; “Những
điều người dân trong nước cần biết khi bị xâm hại bởi những người mặc sắc phục
lẫn không mặc sắc phục” – livestream ngày 03/3/2017; “Quan hệ Việt-Mỹ và cải
thiện nhân quyền ở Việt Nam” – livestream ngày 04/4/2017; “Formosa gây ô nhiễm
môi trường, làm cá chết hàng loạt ở vùng biển các tỉnh miền Trung” – livestream
ngày 11/4/2017; “Bàn về luật sở hữu đất đai cũng như luật thu hồi đất đai và
những vấn đề liên quan đến vụ Đồng Tâm” – livestream ngày 02/5/2017 và nhiều
lần khác trả lời phỏng vấn với phóng viên Trà Mi đài VOA về vấn đề Luật sư bất
chính, chân chính để xuyên tạc.
Trước hàng
loạt hành vi có dấu hiệu sai phạm có hệ thống của luật sư Võ An Đôn, ngày
17/8/2017, Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã ra thông báo số 38/TB về việc xem xét
kỷ luật luật sư Võ An Đôn theo các quy định của luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn
luật sư Việt Nam và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Một lần nữa, con đường tiến
nhanh vào chính trị của Đôn lại bị sụp đổ.
Từ những sự
thật về Võ An Đôn, chúng ta tạm rút ra được bài học hãy nuôi khát vọng, đừng
tham vọng mù quáng! Bởi tham vọng mù quáng và bất tài như Võ An Đôn thì kết quả
nhận được chỉ là một tay luật sư xảo ngôn và bất mãn. Vì ngay từ đầu, Đôn đã đi
sai con đường và cứ thế ngày càng lún sâu vào vũng lầy danh vọng hảo. Nghịch
với lửa thì sẽ có ngày bỏng tay. Có lẽ khi ở sau song sắt Đôn mới biết tỉnh ngộ
chăng?
Quế Linh
1 nhận xét:
Tay Đôn này đáng lẽ phải bị truy tố từ lâu để vào làm nghề chăn kiến trong tù.
Đăng nhận xét