Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đang được tiếp tục cho ý kiến. Vấn đề được quan tâm là đổi tên luật thành Luật Căn cước. Nhiều ý kiến cho rằng sửa tên luật thành Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội, tạo tiền đề hội nhập quốc tế cũng như không làm phát sinh chi phí, thủ tục.
Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Theo Bộ Công an - cơ quan soạn thảo, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước được xây dựng dựa trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31 nghìn người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11 nghìn trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam.
Khi cho ý kiến về dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Căn cước sẽ giúp “không ai bị bỏ lại phía sau”. Bộ trưởng dẫn ví dụ có hàng triệu người không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào, đa phần là người yếu thế. Thậm chí ngay tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm nghìn người, đa phần là người yếu thế, không có hộ khẩu, không có giấy tờ, không được đi học, không khai sinh… Nếu không cấp căn cước, không đưa họ vào diện để xã hội giúp đỡ, hỗ trợ sẽ rất khó khăn. “Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ nhân dân của việc này là rất lớn" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Về việc sửa tên từ Luật Căn cước công dân (sửa đổi) thành Luật Căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, tên Luật Căn cước đã chính xác và bao hàm hơn so với tên gọi cũ. Sửa tên Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội. Về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt đang cư trú tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đồng tình với việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước, bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đây là vấn đề có tính chất lịch sử, tồn tại đã lâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh, di cư. Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Phần đông những người này là những đối tượng đặc thù, yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được quan tâm, bảo vệ. Do vậy, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là cần thiết, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng, việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc. Hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, trong đó nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, là người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Không chỉ họ và con cái họ cũng không được hưởng chế độ an sinh, nhiều hệ lụy có thể xảy ra.
"Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, những người đó sẽ không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội" - đại biểu phân tích.
Bên cạnh đó, có ý kiến khác đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân. Bởi tên gọi này đã sử dụng ổn định, góp phần giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự. Cũng theo ý kiến này, quy định việc quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 31 nghìn người), không phải là đối tượng áp dụng chủ yếu trong Luật.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng: "nếu thay đổi sẽ có sự xáo trộn trong hệ thống pháp luật và không bảo đảm sự ổn định của chính sách. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn rộng ra và lựa chọn phương án ưu thế hơn, không phải vì sự ổn định mà không điều chỉnh tên luật cho chính xác, bao quát. Bởi, nếu giữ nguyên tên Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung. Tên luật cũng không bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo luật. Việc giữ nguyên tên luật sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước ta, không bảo đảm yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định trong luật".
Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, việc lược bỏ cụm từ "công dân" trong tên luật không hề tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch, cũng như địa vị pháp lý của công dân. Thêm vào đó, nội dung Luật Căn cước đã phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Việc đổi tên từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không hề phát sinh thủ tục, chi phí, bởi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Chứng minh nhân dân cấp trước thời hạn luật này có hiệu lực được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp, người dân tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân đến tuổi phải đổi thẻ sẽ được cấp đổi sang thẻ căn cước và hoàn toàn miễn phí.
Tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế
Cho ý kiến về dự thảo luật, Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc đổi tên thẻ bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế khi nhiều nước hiện nay sử dụng tên thẻ căn cước (Identicy Card); đồng thời, bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung dự án luật khi Việt Nam ký kết thoả thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia, ví dụ đi lại trong khối ASEAN...
“Thẻ căn cước” đã từng được sử dụng ở Việt Nam trong một số thời kỳ trước đây. Do đó, tên gọi này không hoàn toàn xa lạ đối với nhiều người dân. Thời Pháp thuộc gọi là thẻ căn cước, giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương. Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175-b ngày 6-9-1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh với tên gọi “chứng minh nhân dân”.
"Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN)" - Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng phân tích.
Tại phiên họp thứ 25 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, dù phương án nào cũng phải quy định cấp thẻ cho người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch, đồng thời cần làm rõ điều kiện, khái niệm người gốc Việt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu trình Chính phủ phương án phù hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo để tiếp thu đầy đủ, có ý kiến chính thức bằng văn bản về vấn đề tên gọi Luật, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
TTXVN
Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Theo Bộ Công an - cơ quan soạn thảo, việc đổi tên luật thành Luật Căn cước được xây dựng dựa trên cơ sở có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.
Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31 nghìn người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11 nghìn trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với những trường này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự.
Cũng theo cơ quan soạn thảo, việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam.
Khi cho ý kiến về dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, Luật Căn cước sẽ giúp “không ai bị bỏ lại phía sau”. Bộ trưởng dẫn ví dụ có hàng triệu người không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào, đa phần là người yếu thế. Thậm chí ngay tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm nghìn người, đa phần là người yếu thế, không có hộ khẩu, không có giấy tờ, không được đi học, không khai sinh… Nếu không cấp căn cước, không đưa họ vào diện để xã hội giúp đỡ, hỗ trợ sẽ rất khó khăn. “Do đó, mục tiêu, ý nghĩa bảo vệ nhân dân của việc này là rất lớn" - Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Về việc sửa tên từ Luật Căn cước công dân (sửa đổi) thành Luật Căn cước, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, tên Luật Căn cước đã chính xác và bao hàm hơn so với tên gọi cũ. Sửa tên Luật Căn cước để phạm vi đối tượng mở rộng hơn, phục vụ tốt việc quản lý xã hội. Về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt đang cư trú tại Việt Nam nhưng không có quốc tịch, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng, họ phải được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch trong xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đồng tình với việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước, bổ sung người gốc Việt Nam vào đối tượng áp dụng của luật nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, nhất là bảo vệ các quyền liên quan đến các giao dịch dân sự, hành chính, bảo vệ tài sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, theo báo cáo của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đây là vấn đề có tính chất lịch sử, tồn tại đã lâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh, di cư. Người gốc Việt Nam cũng là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc và cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Phần đông những người này là những đối tượng đặc thù, yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, cần được quan tâm, bảo vệ. Do vậy, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là cần thiết, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng, việc bổ sung đối tượng áp dụng là cần thiết cho công tác quản lý con người, an ninh trật tự, mang tính nhân văn sâu sắc. Hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, trong đó nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, là người nghèo, không nghề nghiệp, không nhà cửa… Không chỉ họ và con cái họ cũng không được hưởng chế độ an sinh, nhiều hệ lụy có thể xảy ra.
"Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng, những người đó sẽ không được hưởng chế độ an sinh, dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội" - đại biểu phân tích.
Bên cạnh đó, có ý kiến khác đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân. Bởi tên gọi này đã sử dụng ổn định, góp phần giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự. Cũng theo ý kiến này, quy định việc quản lý và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam như Chính phủ trình là cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng hơn 31 nghìn người), không phải là đối tượng áp dụng chủ yếu trong Luật.
Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) cho rằng: "nếu thay đổi sẽ có sự xáo trộn trong hệ thống pháp luật và không bảo đảm sự ổn định của chính sách. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn rộng ra và lựa chọn phương án ưu thế hơn, không phải vì sự ổn định mà không điều chỉnh tên luật cho chính xác, bao quát. Bởi, nếu giữ nguyên tên Luật Căn cước công dân (sửa đổi) sẽ không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung. Tên luật cũng không bảo đảm phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo luật. Việc giữ nguyên tên luật sẽ dẫn đến cách hiểu là chỉ thể hiện việc quản lý căn cước đối với công dân Việt Nam, làm thu hẹp yêu cầu trong quản lý căn cước ở nước ta, không bảo đảm yêu cầu quản lý căn cước đối với toàn bộ người dân sinh sống tại Việt Nam để bảo đảm các quyền con người, quyền công dân theo quy định trong luật".
Theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, việc lược bỏ cụm từ "công dân" trong tên luật không hề tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch, cũng như địa vị pháp lý của công dân. Thêm vào đó, nội dung Luật Căn cước đã phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam.
Việc đổi tên từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước không hề phát sinh thủ tục, chi phí, bởi các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Chứng minh nhân dân cấp trước thời hạn luật này có hiệu lực được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp, người dân tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân đến tuổi phải đổi thẻ sẽ được cấp đổi sang thẻ căn cước và hoàn toàn miễn phí.
Tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế
Cho ý kiến về dự thảo luật, Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, việc đổi tên thẻ bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế khi nhiều nước hiện nay sử dụng tên thẻ căn cước (Identicy Card); đồng thời, bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung dự án luật khi Việt Nam ký kết thoả thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia, ví dụ đi lại trong khối ASEAN...
“Thẻ căn cước” đã từng được sử dụng ở Việt Nam trong một số thời kỳ trước đây. Do đó, tên gọi này không hoàn toàn xa lạ đối với nhiều người dân. Thời Pháp thuộc gọi là thẻ căn cước, giấy thông hành hoặc giấy chứng minh trong phạm vi toàn Đông Dương. Đến năm 1946, theo Sắc lệnh số 175-b ngày 6-9-1946 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thẻ công dân được sử dụng thay cho thẻ căn cước. Thẻ công dân chứng nhận về nhân thân và những đặc điểm riêng của mỗi công dân, do Ủy ban hành chính xã, thị xã hoặc thành phố, nơi nguyên quán hoặc trú quán của công dân cấp cho công dân Việt Nam tuổi từ 18 trở lên. Từ năm 1957, thẻ công dân được thay bằng giấy chứng minh với tên gọi “chứng minh nhân dân”.
"Bên cạnh đó, việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia (ví dụ như đi lại trong khối ASEAN)" - Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng phân tích.
Tại phiên họp thứ 25 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, dù phương án nào cũng phải quy định cấp thẻ cho người gốc Việt nhưng chưa xác định được quốc tịch, đồng thời cần làm rõ điều kiện, khái niệm người gốc Việt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu trình Chính phủ phương án phù hợp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo để tiếp thu đầy đủ, có ý kiến chính thức bằng văn bản về vấn đề tên gọi Luật, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét