Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

TỪNG BƯỚC HÌNH THÀNH VĂN HÓA “ĐÃ SỬ DỤNG RƯỢU, BIA - KHÔNG ĐIỀU KHIỂN XE”

 

Tai nạn giao thông, từ lâu đã là hiểm họa, là nỗi ám ảnh đối với mọi người dân. Hằng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và gây thương tật hàng chục nghìn người trên cả nước, thiệt hại tài sản hàng trăm tỷ đồng mà một trong những nguyên nhân chính là do người điều khiển xe khi đã sử dụng rượu, bia vượt quá giới hạn.

Bản thân người điều khiển xe khi đã sử dụng rượu, bia vượt quá giới hạn hầu như không kiểm soát được nhận thức và hành vi bởi tác động của chất cồn trong cơ thể, thường không làm chủ được tay lái, có xu hướng phóng nhanh,  không đảm bảo an toàn, không chấp hành các quy định về an toàn giao thông,    hay ngủ gật khi đang điều khiển phương tiện dễ dẫn đến tự gây tai nạn hoặc gây   tai nạn với các phương tiện khác. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số vụ tai nạn giao thông những năm qua tăng cao.

Ngày 14/6/2019, Quốc hội khóa XIV ban hành Luật số 44/2019 về phòng, chống tác hại của rượu, bia; ngày 25/5/2023 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số          23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới cùng với sự kiểm tra, xử lý nghiêm của              lực lượng Công an giao thông với phương châm “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” sẽ từng bước hình thành nét văn hóa “đã sử dụng rượu, bia - không điều khiển xe”, giống như người dân đã hình thành nét văn hóa “đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy” theo Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP, ngày 25/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Có thể thấy từ đầu năm đến nay, lực lượng Công an liên tiếp tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát cố định và lưu động trên các tuyến đường về trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cùng với đó, việc kiên quyết xử phạt hành chính, không có “vùng cấm” với đối tượng vi phạm đã và đang tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, được dư luận đồng tình, ủng hộ.

Thời gian tới, để hình thành nét văn hóa “đã sử dụng rượu, bia - không điều khiển xe” cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Mỗi người cần tự nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật. Bởi vì, tác hại từ rượu, bia và hậu quả tai nạn giao thông gây ra vô cùng lớn. Hơn lúc nào hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. 

- Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, giải thích, từ các cấp chính quyền đến buôn, làng hay giữa những thành viên trong gia đình với nhau, phổ biến tác hại và hậu quả do rượu, bia gây ra trong quá trình tham gia giao thông. Qua đó giúp người dân từng bước điều chỉnh, thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức pháp luật khi tham gia giao thông và xây dựng văn hóa giao thông, đặc biệt mỗi người dân, mỗi lái xe phải luôn làm gương trong gia đình, cơ quan, địa phương, góp phần tạo nên thói quen lái xe an toàn đúng với thông điệp “đã uống rượu, bia - không điều khiển xe. Đó là cách để chúng ta hạn chế những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, những bi kịch gia đình liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển xe.

- Lực lượng chức năng ng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm với phương châm “thượng tôn pháp luật”, “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” .

LANH

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét