Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Điều vô lý không thể chấp nhận

 


Trước hết cần khẳng định rằng, tham nhũng không phải là “sản phẩm riêng” của Việt Nam hay của bất cứ quốc gia nào, mà nó diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, là một vấn nạn mang tính toàn cầu. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, tồn tại ở các chế độ khác nhau, tùy thuộc bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn phát triển.

Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và truy tố xét xử, xử lý nghiêm những người vi phạm về tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt là từ năm 2016, sau Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã phát động một chiến dịch phòng chống tham nhũng rộng rãi, toàn diện, quyết liệt với phương châm: Bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh và xử lý tham nhũng. Từ đó công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều vụ án tham nhũng lớn, nhỏ từ trung ương đến địa phương đều được xét xử nghiêm minh, kể cả đó là các ủy viên Ban chấp hành trung ương và ủy viên Bộ Chính trị.

Một thực tế không thể phủ nhận đó là kết quả công tác phòng chống tham nhũng đạt được trong thời gian qua đã được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao qua đó khẳng định công tác phòng chống tham nhũng góp phần làm trong sạch bộ máy, chính quyền các cấp, làm tăng niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thế nhưng, các thế lực thù địch phớt lờ điều ấy, chúng ra sức công kích, với tâm địa đen tối, cái nhìn hằn học, mỗi lần đưa các vụ án lớn, có cán bộ cấp cao của trung ương cũng như địa phương ra xét xử, trên một số đài, báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam như: BBC, RFA, RFI, VOA … và các trang mạng xã hội phản động, nhất là tổ chức Việt Tân luôn xuyên tạc cho rằng “Đây chỉ là cuộc đấu tranh giữa các phe phái, thanh trừng nội bộ” vu cáo Đảng, Nhà nước đang ở thế “Lưỡng nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại thay đổi thể chế chính trị, quy chụp rằng toàn bộ đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước “Đảng rơi vào tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, thoái hóa, biến chất”. Chúng vu cáo rằng, đó là bản chất, là “Căn bệnh nan y, kinh niên” của chế độ độc đảng cầm quyền.

Vì vậy chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã nhận được sự đồng thuận rất cao. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Đây là việc làm cần thiết, đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế và chắc chắn sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo đúng tinh thần: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Qua đó có thấy rõ rằng, những nhận định này là hồ đồ, luận điệu suy diễn, xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của một số cá nhân, tổ chức thực chất là nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam, phủ nhận quyết tâm, nỗ lực chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Tại tỉnh Phú Yên, trong những năm qua công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được thực hiện quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần trên dưới đồng lòng, đoàn kết thực hiện, trong đó đã đưa ra xét xử nhiều vụ án mà các bị cáo là cán bộ, lãnh đạo các ngành, các cấp. Điển hình ngày 27/9/2022 Tòa án nhân dân tỉnh đưa ra xét xử vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” đối với 05 bị cáo nguyên là lãnh đạo của tỉnh, trong đó có bị cáo từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, các bị cáo còn lại đều là nguyên lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Vụ án có tính chất nghiêm trọng, khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù.

Nội dung vụ án: Từ năm 2016 đến tháng 9/2017, trong quá trình thực hiện dự án khu dân cư phía Bắc khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa các bị cáo là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Phú Yên, Chủ tịch Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất Khu dân cư phía Bắc của khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hòa trực tiếp chỉ đạo thực hiện, được sự giúp sức và thực hành của các bị cáo là Phó Giám đốc Thường trực Sở tài chính, Phó Giám đốc Sở Tư Pháp - Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất Khu dân cư phía Bắc của khu đô thị mới Nam thành phố Tuy hòa, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh và Phó Giám đốc Sở tài nguyên và Môi trường đã thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng 262 lô đất, cho phép hỗ trợ giảm giá 5% trái quy định pháp luật, gây thiệt hại tài sản Nhà nước với số tiền 8.043.765.000 đồng.

Việc Tòa án nhân dân tỉnh đưa vụ án trên ra xét xử cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực tại tỉnh Phú Yên đã đi liền với chống lợi ích nhóm, sự suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” ngay từ trong nội bộ. Vì vậy, cần phải có những bước đi thận trọng, chuẩn xác để bảo đảm tính nghiêm minh chủ trương “Kiên quyết, không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước được thực thi thực tế chứ không phải “Khẩu hiệu suông, mị dân” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Chính sự chỉ đạo vào cuộc mạnh mẽ, đồng lòng, quyết tâm cao trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các cấp lãnh đạo tỉnh và toàn hệ thống chính trị đã để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viện và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm tin yêu, mong đợi của nhân dân tỉnh nhà. Hơn ai hết là công dân Việt Nam nói chung, người dân tỉnh Phú Yên nói riêng cần có sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan thực thi pháp luật, đồng thời kiên quyết phê phán, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, trái chiều.

 

 

 

Hiểu đúng về Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

 

Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022. Việc ban hành Pháp lệnh này có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo hoạt động tố tụng, đảm bảo tính tôn nghiêm của hoạt động tư pháp và nhất là bảo vệ quyền con người. Theo quy định trong Pháp lệnh, những hành vi cản trở hoạt động tố tụng tùy theo mức độ có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đáng chú ý, hành vi “Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính, không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự” được quy định cụ thể trong khoản c, điểm 4, Điều 23 của Pháp lệnh với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, có thể kèm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Có thể thấy, Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chặt chẽ đảm bảo hoạt động tố tụng và hoạt động tư pháp được tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Hiện nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hay tiếp cận thông tin tại Việt Nam vẫn là quyền được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm. Vì vậy những thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nào đó cho rằng Nhà nước Việt Nam hạn chế, o ép hoạt động báo chí mà không đưa ra được bằng chứng cụ thể thì những luận điệu này chỉ mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ, cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước./.

 

 

GÓC NHÌN KHÁCH QUAN VIỆC EVN LẠI THUA LỖ

  

           Mi đây tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với kết quả lỗ sau thuế hợp nhất 16.586 tỷ đồng. Sau 5 năm, đây là lần đầu EVN ghi nhận mức lợi nhuận thua lỗ.

          Cng đng mng li dy sóng vi nhng "chuyên gia kinh tế online" bng lý lun cùn: "có thu tin đin tr lương nhân viên thôi vn l" đ đi bình lun, ch trích EVN trên khp các din đàn, mng xã hi nhng ngày qua.

          Hin nay, lò la ca Bác Trng đang nóng hơn bao gi hết, hàng lot cán b, công chc b x lý k lut. Nhiu cán b, công chc xin ngh vic, không dám làm vì s sai phm, s làm sai, làm tht thoát tin ca li b x lý k lut. Trong khi đó EVN li mnh dn thông báo l gn 16.600 t đng, khác nào báo vi thanh tra chính ph: "tôi làm tht thoát này, x lý tôi đi". Vy hãy xem EVN đã làm gì mà phi báo l nhiu đến thế:

          - Bi cnh thế gii: kể từ khi xung đột Nga - Ukraine, giá than đã vượt xa mức tăng của dầu thô, khí tự nhiên và các loại năng lượng truyền thống khác. Cụ thể, giá than trước đây khoảng 60-70 USD/tấn nhưng nay đã tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá khí LNG cũng thay đổi 6-8 USD/triệu BTU thì nay lên khoảng 20 USD/triệu BTU. Giá sắt thép vật liệu xây dựng để thực hiện các dán nguồn, truyền tải điện cũng tăng. Các yếu tố này khiến ngành điện chịu áp lực đầu vào (đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh), trong khi giá bán đầu ra 3 năm nay chưa được điều chỉnh.

          - Giá đin Vit Nam có cao?: Thống kê của Global Petrol Prices cho thấy, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân thấp so với các quốc gia trong khu vực, ở mức 0,080 USD/kWh. Giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 50% so với Philippines - quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,161 USD/kWh). So vi Đc (EU) 0.334 USD/KWh (7/2022).

          EVN đã đu tư xây dng hàng ngàn công trình, trong đó có nhiu công trình gn như thua l hoc thu hi vn lên đến hàng trăm năm tiêu biu như:

          - Công trình đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc Đây là đường dây 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Dán đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc có tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 3/2019, tổng chiều dài hơn 80km, gồm 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không. Công trình đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc sẽ đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài, góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho nhu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu hút đầu tư tại thành phố Phú Quốc thời gian tới. Chúng ta có th mua đin tc bn vi chi phí thp hơn, nhưng đ t ch v năng lưng và đ phát trin bin, đo bn vng, chúng ta chn đu tư lâu dài.

          - Vit Nam hoàn thành đưa điện về 100% số xã: đưa điện tới 100% số xã là một thành tựu lớn của Chính phủ Việt Nam nói chung và của EVN nói riêng:  trong quá trình điện khí hóa nông thôn, EVN gặp khó khăn lớn là vốn đầu tư, đặc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, do mật độ dân cư thấp, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chi phí kéo điện cho một hộ nhiều nơi lên đến hơn 100 triệu đồng/hộ. Đây là số tiền rất lớn và là thách thức không nhỏ đối với EVN. Tiếp theo, hiệu quả kinh tế thấp, do vốn đầu tư cao, nhưng lượng điện năng tiêu thụ rất thấp, có những hộ tiền điện chưa đến 10.000 đồng/tháng, trong khi chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý vận hành tn kém hơn rất nhiều, EVN gần như phải bù lỗ. Ngoài ra, do dân cư thưa thớt, phân tán, địa hình chia cắt, mưa bão lũ thường xuyên xảy ra, nên việc vận hành bảo dưỡng, thu tiền điện là rất khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực lớn hơn, từ đó, gây không ít khó khăn cho quá trình tăng năng suất lao động của EVN. (Thế giới, tính trung bình có  87,35% số hộ dân được sử dụng điện, đối với các nước có thu nhập trung bình là  90,9%, một số nước có trình độ tương đương Việt Nam như Indonesia 97,6%, và Philipin là 91%. Có thể nói đây là thành quả hết sức to lớn mà Việt Nam đã làm được và hoàn toàn là hình mẫu để nhiều quốc gia học tập, làm theo).

          Hàng năm, EVN tiêu tn hàng nghìn t đng đ tiếp tc kéo đin v cho bà con vùng sâu, vùng xa, đi núi him tr đ đm bo mi h dân đu có đin đ dùng, đu đưc phát trin. Vy nên, hãy thôi phán xét, hãy làm tt phn vic ca mình đ h tr xã hi phát trin thay vì ch trích mi th mt cách phiến din, vô căn c như nhng chuyên gia. Thân ái.

 

NGHỊ ĐỊNH 53, CÚ ĐẤM THÉP ĐỐI VỚI THÔNG TIN GIẢ, THÔNG TIN XẤU ĐỘC

 

Việt Nam là một trong số nước có tốc độ phát triển internet vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng song hành theo đó là hành lang pháp lý trên không gian mạnglại chưa kịp thời bắt kịp tiến độ, các văn bản pháp luật điều chỉnh còn rất hạn chế, lỏng lẻo, chưa kịp thời bảo vệ người dùng, những lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc cung cấp dịch vụ trên không gian mạng. Điển hình là các thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật thời gian gần đây xuất hiện một cách dày đặc, đầy rẫy ở bất kì đâu trên không gian mạng, mà mạnh mẽ nhất là ở các mạng xã hội xuyên biên giới.

Tại buổi hội thảo đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử ông Lưu Đình Phúc đã chỉ rõ “hành vi loan truyền tin giả, tin sai sự thật diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới. Một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh, không thực hiện ngăn chặn thông tin xấu độc tại Việt Nam, điển hình là Facebook.” Việc chúng ta khó xử lý, quản lý, kiểm soát thông tin xấu độc, tin giả một phần là chúng tachưa có quy định,chế tàicụ thể nào để có thể truy cập vào cơ sở dữ liệucủa nhà cung cấp dịch vụ và một phần nữa là do các máy chủ lưu trữ dữ liệu đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đại biểu quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã phát biểu trước diễn đàn quốc hội nói về thực trạng tội phạm mạng:“các đối tượng phạm tội lợi dụng địa chỉ IP ở nước ngoài tấn công, lừa đảo trên lãnh thổ Việt Nam thì không thể biết họ là ai, trong khi đó, yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài (nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam) thì họ không cung cấp, như vậy chúng ta tắc toàn bộ vụ án”.

Để xử lý triệt để vấn đề này,ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng (Nghị định 53) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022, qua đónêu rõ các lĩnh vực phải lưu trữ cơ sở dữ liệu tại Việt Nam và không có trường hợp nào là ngoại lệ. Đây chính là nỗ lực lớn nhất của Nhà nướctrong việc quản lý an ninh, an toàn thông tin, là nền tảng để gỡ bỏ mọi thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự thật và còn là cơ sở để đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm mạng đang phát triển một cách báo động.Nghị định 53 cũng là lời chứng đanh thépmà Việt Nam muốn truyền tải đến cả thế giới: Việt Nam khẳng định chủ quyền thông tin trên không gian mạng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam phải quản lý và bảo vệ được thông tin của người dân Việt Nam và thông tin quan trọng được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.

 Nói về biện pháp xử lý thông tin xấu độc, tin giả, tại Điều 19 Nghị định 53 cũng đã nêu rõ chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp yêu cầu gỡ bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng khi có căn cứ xác định nội dung ảnh hưởng đến ANQG, TTATXH thì sẽ quyết định áp dụng biện pháp xóa bỏ thông tin trái pháp luật, kèm theo cơ chế kiểm tra việc chấp hành biện pháp và bắt buộc phải trao đổi, chia sẻ thông tin về biện pháp này. Các ông lớn công nghệ như Facebook, Google… luôn cứng đầu trong việc gỡ bỏ thông tin xấu độc, thông tin xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật liên quan đến Việt Nam thì nay việc làm này đã được quy định rõ ràng trong luật và chắc chắn thời gian tới sẽ có thông tư hướng dẫn việc thực hiện và các chế tài đủ sức răn đenếu không thực hiện đúng quy trình trên.

Hiện naynhiều chủ thể sử dụng dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam vẫn luôn suy nghĩ internet là ảo, là ẩn danh, không ai có thể truy vấn danh tính hay “bắt bớ” mình nên thỏa sức lộng ngôn, vu khống,xúc phạm người khác, bịa đặt, xuyên tạc chính quyền hay các tổ chức, cá nhân. Và như đã nói ở trên, mọi hoạt động trên không gian mạng đều được lưu trữdưới dạng dữ liệu và dữ liệu này bắt buộc phải lưu trữ tại Việt Nam nếu chủ thể đó hoạt động trên không gian mạng Việt Nam. Tại Điều 20 Nghị định 53 cũng quy định rõ trình tự thực hiện biện pháp thu tập dữ liệu điện tử liên quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật và đây cũng là cơ sở để các cơ quan tố tụng xem là chứng cứ trên không gian mạng. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những bài viết, lời nói, và hành vi trên không gian mạng của mình. Đừng để đến khi các cơ quan hành pháp, cơ quan tố tụngđến gõ cửa nhà thì mới biết mình đã nhúng chàm. Hãy thay đổi tư duy về internet, hãy sử dụng một cách thông minh, tử tế, chung tay góp phần làm sạch môi trường không gian mạng Việt Nam.

 

BẰNG CHỨNG THÉP


          Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đó là sự thật, là chủ quyền không thể chối cãi, không thể bị xâm phạm bởi bất kỳ một thế lực thù địch hay một quốc gia, vùng lãnh thổ nào khác. Việt Nam có đầy đủ cở sở pháp lý về chủ quyển trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

          Sau khi kết thúc 1000 năm đô hộ của phương Bắc, các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn từng bước mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, dần dần hình thành lãnh thổ, lãnh hải của nước Việt Nam như ngày hôm nay. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho vẽ bộ Hồng Đức bản đồ gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển, đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng. Đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa để khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực nam Biển Đông. Năm 1711, sau khi tiếp nhận vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mạc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý Trường Sa hải chử (tức là quần đảo Trường Sa ngày nay).

          Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo trên Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Lúc này, bên cạnh đội Hoàng Sa, chúa Nguyễn còn đặt thêm đội Bắc Hải để phối hợp khai thác hoá vật, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên toàn bộ khu vực biển đảo rộng lớn này. Năm 1802, sau khi lê ngôi vua Gia Long cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đến năm 1816, bằng các hoạt động liên tục thăm dò đường biển, thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, ông đã cắm một cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: "Vào năm 1816, nhà vua đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta". Ông cũng đồng thời xuất bản An Nam đại quốc hoạ đồ đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam, mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả, nhất là dưới thời vua Minh Mạng đã đưa hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết... Mỗi chuyến ra đi Hoàng Sa, Trường Sa đều có quyết định của triều đình và nhiều khi chính nhà vua trực tiếp quyết định việc có cho thuyền ra khơi ngay, hay tạm dừng lại. Sau khi kết thúc công việc, thuyền phải chạy thẳng về kinh đô báo cáo tình hình, khai nộp hóa vật, hải vật. Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá, luận công, định tội, thưởng phạt nghiêm minh.

Bản vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ thời Minh Mạng thể hiện rõ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam



          Năm 1909, lợi dụng hoàn cảnh Việt Nam đang bị thực dân Pháp đô hộ và thực dân Pháp lúc bấy giờ chưa có điều kiện để quan tâm đến Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là kẻ có công "phát hiện" và tùy tiện đặt tên mới cho các đảo, mở đầu giai đoạn tranh chấp trên Biển Đông kéo dài cho đến tận ngày nay.

          Tại Hội nghị San Francisco (tháng 9-1951) - hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham dự của đại diện 51 quốc gia. Với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, phái đoàn đại diện cho Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Hữu thuộc Chính phủ Bảo Đại làm trưởng đoàn đã tham gia hội nghị.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Trần Văn Hữu nhấn mạnh: “để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ xưa đến nay vẫn thuộc cương vực Việt Nam”. Lời tuyên bố đó đã được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và không gặp phải sự bảo lưu hay phản đối nào của đại diện các nước tham dự hội nghị.

Bản đồ thể hiện chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

          “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, còn rất nhiều tư liệu, bằng chứng về tính lịch sử chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn được các thế hệ người Việt Nam gìn giữ, tiếp nối, với quyết tâm bảo vệ đến cùng mỗi tấc đất, vùng trời, vùng biển của tổ tông để lại, bất chấp những diễn biến phức tạp và khó lường của thực tế và những âm mưu thâm độc, sâu hiểm của các thế lực thù địch trong việc tranh giành chủ quyền với Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.