Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Hiểu đúng về Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

 

Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022. Việc ban hành Pháp lệnh này có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo hoạt động tố tụng, đảm bảo tính tôn nghiêm của hoạt động tư pháp và nhất là bảo vệ quyền con người. Theo quy định trong Pháp lệnh, những hành vi cản trở hoạt động tố tụng tùy theo mức độ có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đáng chú ý, hành vi “Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong các phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính, không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự” được quy định cụ thể trong khoản c, điểm 4, Điều 23 của Pháp lệnh với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, có thể kèm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Có thể thấy, Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chặt chẽ đảm bảo hoạt động tố tụng và hoạt động tư pháp được tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Hiện nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hay tiếp cận thông tin tại Việt Nam vẫn là quyền được Hiến pháp và pháp luật bảo đảm. Vì vậy những thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị nào đó cho rằng Nhà nước Việt Nam hạn chế, o ép hoạt động báo chí mà không đưa ra được bằng chứng cụ thể thì những luận điệu này chỉ mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ, cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét