Hệ thống đèn tín hiệu
giao thông ra đời với vai trò điều tiết giao thông ở những nơi có mật độ phương
tiện lưu thông lớn, ngã 3, ngã 4. Đây là một thiết bị quan trọng vừa đảm bảo an
toàn cho người tham gia giao thông và phương tiện di chuyển, vừa giảm ùn tắc
vào giờ cao điểm. Việc chấp hành tín hiệu giao thông không chỉ là trách nhiệm,
nghĩa vụ của công dân đối với xã hội mà còn thể hiện nét văn hóa ứng xử của mỗi
người. Dẫu vậy, đâu đó vẫn tồn tại bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức,
ngang nhiên vượt đèn đỏ bất chấp tai nạn đang rình rập.
Hiện nay mức phạt đối với
hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông” được áp dụng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày
30/12/2019 được sữa đổi, bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 đối
với các loại phương tiện như sau:
Xe ô tô: Phạt tiền từ 4.000.000
đồng -6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng,trường hợp
gây tai nạn giao thông sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng.
Xe mô tô, xe gắn máy:Phạt
tiền từ 800.000 đồng - 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3
tháng, trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng.
Xe máy kéo, xe máy chuyên
dùng:Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy
chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng,trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng.
Xe đạp, xe đạp máy, xe
đạp điện:Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Người đi bộ: Phạt tiền từ
60.000 – 100.000 đồng.
Hành vi vượt đèn đỏ đã
diễn ra từ lâu và không ít lần, những hành vi đó đã gây ra tai nạn thương tâm
cho người tham gia giao thông. Cứ chỗ nào có đèn giao thông thì ở đó có hành vi
vượt đèn đỏ. Khi có CSGT làm nhiệm vụ tại nút, vi phạm giảm, nhưng khi không
thấy lực lượng chức năng thì tình trạng vượt đèn đỏ diễn ra khá phổ biến. Các
vi phạm chủ yếu là khi thấy đèn xanh còn 1 giây hoặc đã chuyển sang đèn vàng,
thay vì dừng xe trước vạch sơn thì nhiều người điều khiển phương tiện cố tăng
ga để vượt. Ngoài ra, còn có một số người chờ đèn đỏ lâu cũng lấn dần ra giữa
ngã tư rồi lách qua dòng xe đang cắt ngang để sang đường. Việc vượt đèn đỏ có
hệ lụy "lan tỏa", tức là nếu một người vượt đèn đỏ sẽ kéo theo những
người khác cũng vượt vì nghĩ rằng "họ vượt được thì mình cũng vượt".
Đây là vấn đề không mới nhưng vẫn chưa thể giải quyết tận gốc do số lượng vi
phạm quá nhiều, lực lượng CSGT lại mỏng nên không thể bao quát hết những điểm
giao cắt có đèn giao thông. Đã có rất nhiệu vụ tai nạn thương tâm xảy ra do lỗi
vượt đèn đỏ, chỉ vì muốn nhanh vài giây mà có khi chậm cả đời, song dường như
chừng đó vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh bộ phận ý thức kém. Vượt đèn đỏ có nhiều
nguyên nhân, nhưng chủ yếu xuất phát từ ý thức kém của người tham gia giao
thông. Họ thừa biết vượt đèn đỏ là sai, nhưng vẫn vô tư vượt vì tiếc vài giây,
vì thấy người khác cũng vượt, và hơn hết là vì không có CSGT ở đó nên vượt. Đó
là lối suy nghĩ vô cùng lệch lạc của bộ phận người vi phạm.
Không khó để thấy rằng,
hiện tượng vượt đèn đỏ bừa bãi bắt nguồn từ ý thức kém của một bộ phận người
tham gia giao thông. Thật vậy, với một vấn đề xuất phát từ ý thức thì chúng ta
phải dùng mọi biện pháp giáo dục cho người dân, nhất là thế hệ trẻ để xây dựng
một nền tảng ý thức tham gia giao thông an toàn. Đã đến lúc phải thực hiện kiên
quyết theo phương châm "luật lệ tạo dựng ý thức" thì mới giải quyết
được tận gốc hiện trạng vượt đèn đỏ nhức nhối này. Tuy không thể phạt được hết
các lỗi vi phạm nhưng cần tuyên truyền sâu rộng các lần xử phạt trong cộng đồng
dân cư để răn đe những người ý thức kém góp phần nâng cao tính tự giác chấp
hành luật giao thông đường bộ của người dân được tốt hơn.
Bằng
Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét