Mới
đây tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công
bố báo cáo tài chính 6
tháng đầu năm với kết quả lỗ
sau thuế hợp nhất 16.586 tỷ đồng. Sau 5 năm, đây là lần đầu EVN ghi nhận mức lợi nhuận thua lỗ.
Cộng đồng
mạng lại dậy
sóng với những "chuyên gia kinh tế online" bằng lý luận cùn: "có thu tiền điện
trả lương nhân viên
thôi vẫn lỗ" để đi bình luận, chỉ trích EVN trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội những
ngày qua.
Hiện nay, lò lửa của
Bác Trọng đang nóng hơn bao giờ hết,
hàng loạt cán bộ, công chức bị xử lý
kỷ luật. Nhiều
cán bộ, công chức xin nghỉ việc,
không dám làm vì sợ sai phạm, sợ làm
sai, làm thất thoát tiền của lại bị xử lý
kỷ luật. Trong khi đó EVN lại mạnh dạn
thông báo lỗ gần 16.600 tỷ đồng,
khác nào báo với thanh tra chính phủ: "tôi
làm thất thoát này, xử lý tôi đi". Vậy
hãy xem EVN đã làm gì mà phải báo lỗ nhiều đến thế:
- Bối cảnh
thế giới: kể từ khi xung đột Nga - Ukraine, giá than đã vượt xa mức tăng của dầu thô, khí tự nhiên và các loại năng lượng truyền thống khác.
Cụ thể, giá
than trước đây
khoảng 60-70 USD/tấn nhưng nay đã
tăng lên hơn 220 USD/tấn. Giá
khí LNG cũng thay đổi 6-8 USD/triệu
BTU thì
nay lên khoảng 20 USD/triệu BTU.
Giá
sắt thép
vật liệu xây
dựng để thực hiện các
dự án nguồn, truyền tải điện cũng tăng. Các yếu tố này khiến
ngành
điện chịu áp
lực đầu vào
(đầu tư xây
dựng, sản xuất kinh doanh), trong
khi giá
bán đầu ra 3 năm nay chưa được điều
chỉnh.
- Giá điện Việt
Nam có cao?: Thống kê
của Global Petrol Prices cho thấy,
trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân thấp so với các quốc gia trong khu vực, ở mức 0,080 USD/kWh. Giá
bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ
bằng 50% so với Philippines - quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,161 USD/kWh).
So với Đức (EU) 0.334 USD/KWh (7/2022).
EVN đã đầu tư xây dựng hàng ngàn công trình, trong đó có nhiều công trình gần như thua lỗ hoặc
thu hồi vốn lên đến hàng trăm năm tiêu biểu như:
- Công trình đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc Đây là đường dây 220kV vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Dự án đường dây 220kV Kiên Bình – Phú Quốc có tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 3/2019, tổng chiều dài hơn 80km, gồm 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không. Công trình đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc sẽ đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài, góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho nhu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu hút đầu tư tại thành
phố Phú Quốc thời gian tới.
Chúng ta có thể mua điện từ nước bạn với
chi phí thấp hơn, nhưng để tự chủ về
năng lượng và để phát triển biển, đảo bền vững,
chúng ta chọn đầu tư lâu dài.
- Việt Nam hoàn thành đưa điện về 100% số xã: đưa điện tới 100% số xã là một thành tựu lớn của Chính phủ Việt Nam nói chung và của EVN nói riêng: trong quá trình điện khí hóa nông thôn, EVN gặp khó khăn lớn là vốn đầu tư, đặc biệt đối với các
xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,
hải đảo, do mật độ dân cư thấp, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chi phí kéo điện cho một hộ nhiều nơi lên đến hơn 100 triệu đồng/hộ. Đây là số tiền rất lớn và là thách thức không nhỏ đối với EVN. Tiếp theo, hiệu quả kinh tế thấp, do vốn
đầu tư cao, nhưng lượng điện năng tiêu thụ rất thấp, có những hộ tiền điện chưa đến 10.000 đồng/tháng,
trong khi chi phí sửa chữa, bảo
dưỡng, quản lý vận hành
tốn kém hơn rất nhiều, EVN gần như phải bù
lỗ. Ngoài
ra, do dân cư thưa thớt, phân
tán, địa hình
chia cắt, mưa bão
lũ thường xuyên
xảy ra, nên
việc vận hành
bảo dưỡng, thu tiền điện là
rất khó
khăn, đòi hỏi nguồn nhân
lực lớn hơn, từ đó,
gây không ít khó khăn cho quá trình tăng năng suất lao động của EVN. (Thế giới, tính trung bình có 87,35% số hộ dân được sử dụng điện, đối với các
nước có
thu nhập trung bình
là 90,9%, một số nước có trình độ tương đương Việt Nam như Indonesia 97,6%, và
Philipin là 91%. Có thể nói
đây là thành quả hết sức to lớn
mà
Việt Nam đã
làm được và
hoàn toàn là hình mẫu
để nhiều quốc gia học tập, làm theo).
Hàng năm, EVN tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng
để tiếp tục
kéo điện về cho bà con vùng sâu, vùng xa, đồi núi hiểm trở
để đảm bảo
mọi hộ dân đều có điện để
dùng, đều
được phát triển. Vậy
nên, hãy thôi phán xét, hãy làm tốt
phần việc của
mình để hỗ trợ
xã hội phát triển thay vì chỉ trích mọi thứ
một cách phiến diện,
vô căn cứ
như những chuyên gia.
Thân ái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét