Việt Nam là một trong số nước có
tốc độ phát triển internet vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng song
hành theo đó là hành lang pháp lý trên không gian mạnglại chưa kịp thời bắt kịp
tiến độ, các văn bản pháp luật điều chỉnh còn rất hạn chế, lỏng lẻo, chưa kịp
thời bảo vệ người dùng, những lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân sử dụng
hoặc cung cấp dịch vụ trên không gian mạng. Điển hình là các thông tin xấu độc,
tin giả, tin sai sự thật thời gian gần đây xuất hiện một cách dày đặc, đầy rẫy
ở bất kì đâu trên không gian mạng, mà mạnh mẽ nhất là ở các mạng xã hội xuyên
biên giới.
Tại buổi hội thảo đánh giá hoạt
động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền
hình và thông tin điện tử ông Lưu Đình Phúc đã chỉ rõ “hành vi loan truyền
tin giả, tin sai sự thật diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã
hội xuyên biên giới. Một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên
giới vào Việt Nam vẫn tìm cách né tránh, không thực hiện ngăn chặn thông tin
xấu độc tại Việt Nam, điển hình là Facebook.” Việc chúng ta khó xử lý, quản
lý, kiểm soát thông tin xấu độc, tin giả một phần là chúng tachưa có quy định,chế
tàicụ thể nào để có thể truy cập vào cơ sở dữ liệucủa nhà cung cấp dịch vụ và
một phần nữa là do các máy chủ lưu trữ dữ liệu đặt ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đại
biểu quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã phát biểu
trước diễn đàn quốc hội nói về thực trạng tội phạm mạng:“các đối tượng phạm tội lợi dụng địa chỉ IP ở nước ngoài tấn công, lừa
đảo trên lãnh thổ Việt Nam thì không thể biết họ là ai, trong khi đó, yêu cầu
doanh nghiệp nước ngoài (nhà cung cấp dịch vụ internet tại
Việt Nam) thì họ không cung cấp, như vậy chúng ta tắc toàn bộ vụ án”.
Để xử lý triệt để vấn đề này,ngày
15/8/2022, Chính phủ ban
hành Nghị định 53/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng
(Nghị định 53) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022, qua đónêu rõ các lĩnh
vực phải lưu trữ cơ sở dữ liệu tại Việt Nam và không có trường hợp nào là ngoại
lệ. Đây chính là nỗ lực lớn nhất của Nhà nướctrong việc quản lý an ninh, an
toàn thông tin, là nền tảng để gỡ bỏ mọi thông tin xấu độc, tin giả, tin sai sự
thật và còn là cơ sở để đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm mạng đang phát
triển một cách báo động.Nghị định 53 cũng là lời chứng đanh thépmà Việt Nam muốn
truyền tải đến cả thế giới: Việt Nam khẳng định chủ quyền thông tin trên không
gian mạng của Việt Nam. Nhà nước Việt Nam phải quản lý và bảo vệ được thông tin
của người dân Việt Nam và thông tin quan trọng được tạo ra trên lãnh thổ Việt
Nam.
Nói về biện pháp xử lý thông tin xấu độc, tin
giả, tại Điều 19 Nghị định 53 cũng đã nêu rõ chi tiết trình tự, thủ tục thực
hiện các biện pháp yêu cầu gỡ bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự
thật trên không gian mạng khi có căn cứ xác định nội dung ảnh hưởng đến ANQG,
TTATXH thì sẽ quyết định áp dụng biện pháp xóa
bỏ thông tin trái pháp luật, kèm theo cơ chế kiểm tra việc chấp hành biện pháp
và bắt buộc phải trao đổi, chia sẻ thông tin về biện pháp này. Các ông lớn công
nghệ như Facebook, Google… luôn cứng đầu trong việc gỡ bỏ thông tin xấu độc,
thông tin xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật liên quan đến Việt Nam thì nay
việc làm này đã được quy định rõ ràng trong luật và chắc chắn thời gian tới sẽ
có thông tư hướng dẫn việc thực hiện và các chế tài đủ sức răn đenếu không thực
hiện đúng quy trình trên.
Hiện naynhiều chủ thể sử dụng dịch
vụ trên không gian mạng tại Việt Nam vẫn luôn suy nghĩ internet là ảo, là ẩn
danh, không ai có thể truy vấn danh tính hay “bắt bớ” mình nên thỏa sức lộng
ngôn, vu khống,xúc phạm người khác, bịa đặt, xuyên tạc chính quyền hay các tổ
chức, cá nhân. Và như đã nói ở trên, mọi hoạt động trên không gian mạng đều
được lưu trữdưới dạng dữ liệu và dữ liệu này bắt buộc phải lưu trữ tại Việt Nam
nếu chủ thể đó hoạt động trên không gian mạng Việt Nam. Tại Điều 20 Nghị định
53 cũng quy định rõ trình tự thực hiện biện pháp thu tập dữ liệu điện tử liên
quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật và đây cũng là cơ sở để các cơ quan tố
tụng xem là chứng cứ trên không gian mạng. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những bài viết,
lời nói, và hành vi trên không gian mạng của mình. Đừng để đến khi các cơ quan
hành pháp, cơ quan tố tụngđến gõ cửa nhà thì mới biết mình đã nhúng chàm. Hãy
thay đổi tư duy về internet, hãy sử dụng một cách thông minh, tử tế, chung tay
góp phần làm sạch môi trường không gian mạng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét