Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

DU LỊCH ĐÊM - VẤN ĐỀ CÒN ĐANG NAN GIẢI???

 

Thời gian qua, trên mạng xã hội xôn xao về phát biểu của một chủ tịch tỉnh miền Tây cho rằng để kích cầu du lịch, lực lượng chức năng không nên giới hạn giờ giấc hoạt động vào ban đêm của người dân và du khách; CSGT không nên "canh bắt phạt" người từ quán nhậu...

VẬY DU LỊCH ĐÊM LÀ GÌ?

Chúng ta có thể hiểu là những dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan được cung ứng một cách hợp pháp trong thời gian từ 6 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thúc đẩy du lịch theo hướng hài hòa, sáng tạo, bền vững góp phần tạo nên hình ảnh, thương hiệu, bản sắc riêng cho điểm đến. Tại Việt Nam, vài năm gần đây, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai các hoạt động, dịch vụ về đêm để thu hút khách, tiêu biểu là mô hình chợ đêm, phố đi bộ ở một số điểm đến du lịch lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Lào Cai, Đà Lạt… Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam”. Trong đó, giai đoạn trước mắt tập trung vào phát triển du lịch. Điều này khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ đối với phát triển các dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch.

🆘TUY NHIÊN, DU LỊCH ĐÊM CÓ PHẢI LÀ CHỈ CẦN KHÔNG GIỚI HẠN GIỜ GIẤC BUÔN BÁN HOẶC LL CSGT “KHÔNG CANH BẮT PHẠT” NGƯỜI TỪ QUÁN NHẬU LÀ SẼ PHÁT TRIỂN, LÀ THU HÚT DU KHÁCH???

️Theo mình đó không phải vấn đề cốt lõi, muốn phát triển du lịch đêm cần có sự chuyển dịch, thay đổi trạng thái vận hành, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các tình huống phát sinh từ trạng thái hoạt động ban ngày sang ban đêm với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính quyền cơ sở và các ngành chức năng như công an, quản lý thị trường, thanh tra lao động, văn hóa, y tế…; trang bị đồng bộ hệ thống an ninh, camera giám sát cùng công cụ quản lý, báo cáo sự cố để nhanh chóng phát hiện, xử lý vi phạm; thành lập lực lượng phản ứng nhanh kết nối với mạng lưới thông tin chung của khu vực nhằm kiểm soát tổng thể, ứng phó khẩn cấp…

️Bên cạnh đó, trên góc độ của người tham gia giao thông thì sẽ khó có ai chấp nhận "xuê xoa" cho những tài xế sử dụng bia rượu. Đã có quá nhiều vụ tai nạn xảy ra vì rượu bia, và sự trả giá cho những lần chếnh choáng này là thiệt hại về người lẫn của, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Gần 16.000 lái xe vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày nghỉ lễ (https://vnexpress.net/gan-16-000-lai-xe-vi-pham-nong-do-con-trong-5-ngay-nghi-le-4600735.html) thử hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này?? Những người ủng hộ đã nghĩ tới hậu quả này chưa hay chỉ sự ích kỉ của bản thân muốn nhậu “thả ga”?

️Đồng thời, sự phát triển của kinh tế ban đêm tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề xung đột, bạo lực, làm gia tăng các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, an ninh trật tự.

Vậy phải chăng, trách nhiệm và ý thức của người dân vẫn là căn cơ, theo đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm những gì mà pháp luật cấm (mà hành vi lái xe ngay sau khi uống bia, rượu là một trong số đó). Nếu đã xác định đi nhậu, sử dụng đồ uống có cồn thì cần có phương án để di chuyển lúc về, có thể nhờ người khác tới chở hoặc đi taxi. Vì trên thực tế, rất ít người ý thức được tửu lượng và mức độ tỉnh táo của mình đến đâu cho đến khi xảy ra hậu quả. Bên cạnh đó, sự chủ động của các cơ sở kinh doanh là rất cần thiết; cần bố trí đội ngũ xe đưa đưa đón hoặc taxi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hang.

 

TrippleH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét