Thứ Tư, 7 tháng 6, 2023

“Kiên quyết đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc về kết quả phiên tòa xét xử đối tượng Nguyễn Lân Thắng”


Ngày 12/4/2023, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Lân Thắng (sinh năm 1975, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) 6 năm tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyên thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 117- Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, Tòa còn tuyên phạt quản chế bị cáo Thắng 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng thời gian từ 13/6/2018 đến ngày 31/12/2020, Nguyễn Lân Thắng trực tiếp tham gia trả lời phỏng vấn các trang mạng và được đăng tải lên internet 12 video clip có nhiều nội dung tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lợi dụng vụ việc trên, các kênh truyền thông, trang mạng xã hội của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Đài Á châu tự do, VOA, RFA... liên tục đưa ra những bài viết dưới dạng phân tích, bình luận, kêu oan và kêu gọi đòi trả tự do cho Nguyễn Lân Thắng. Trên thực tế dù các đối tượng đã giở đủ trò, rêu rao, lu loa trên các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng tìm kiếm sự đồng tình của dư luận, can thiệp từ bên ngoài song không đem lại kết quả như mong muốn bởi không thể đánh tráo bản chất vụ án. Do đó, chiêu trò này thành ra chỉ là những màn tấu hài lố bịch, thô thiển.

Mục đích của các thế lực thù địch là không gì khác ngoài cố tình bôi đen, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền”; đánh lạc hướng, lôi kéo dư luận vào những màn kịch giả tạo do chính chúng dàn dựng nên. Lợi dụng quá trình xét xử, tuyên án nhằm xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ; kêu gọi một số chính phủ, tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Ở nước ta, Nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ của công dân lên hàng đầu, được quy định rõ trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Thực tế chứng minh, công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do lập hội, quyền khiếu nại, tố cáo... và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện các quyền đó.

Mỗi tổ chức và cá nhân thông qua nhiều hình thức đa dạng để bày tỏ ý kiến. Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ những tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của mỗi tổ chức và cá nhân khi đưa lên công khai trên phương tiện truyền thông, trên mạng xã hội trên tinh thần xây dựng và thượng tôn pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Đồng thời, nếu những tổ chức và cá nhân sử dụng phương tiện truyền thông, mạng xã hội với mục đích xấu, động cơ không trong sáng, núp dưới danh nghĩa bảo vệ quyền tự do dân chủ mà thực chất là có những hành vi chà đạp lên quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân khác, xâm phạm đến Nhà nước thì đều phải chịu các chế tài xử phạt tương ứng.

Bất kỳ ai tự cho mình có quyền tự do tuyệt đối, bất chấp tất cả để bán rẻ lương tri, phản bội Tổ quốc, nhân dân, làm con rối, quân cờ cho các thế lực thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước thì đều phải chịu những bản án nghiêm minh của pháp luật. Cùng với đó, pháp luật Việt Nam vẫn mang tính nhân văn, nhân đạo, luôn tạo cơ hội cho những người mắc sai lầm, vi phạm có cơ hội cải tạo và quay trở lại làm công dân có ích cho xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét