Thứ Tư, 14 tháng 6, 2023

ĐỐT RƠM RẠ SÁT TUYẾN ĐƯỜNG QL1A: TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ VỀ MẤT AN TOÀN GIAO THÔNG

 

Những ngày qua, thời tiết tại tỉnh Phú Yên có thể nói là nắng nóng gay gắt, oi bức khiến người dân cảm thấy mệt mỏi, uể ỏi khi đi làm việc.

Vậy mà một số người dân còn bồi thêm “combo khói” từ việc đốt rơm rạ nữa khiến nhiều người tham gia giao thông cảm thấy khó thở. Vừa qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh những đám khói trắng bốc lên nghi ngút trên khắp các cánh đồng Phước Lộc đoạn QL1A tạo ra một bầu không khí vừa nóng bức vừa ngột ngạt, khó thở. Thậm chí, cháy lan luôn chiếc máy cày của chú nông dân chở rơm😢😢 một sự việc hy hữu không mong muốn nhưng nó cũng xuất phát từ việc đốt rơm rạ này.

 

️Không những thế, những cánh đồng rơm rạ được đốt sát bên lề đường QL1A tạo ra làn khói cản trở sự lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông. Khói làm giảm tầm nhìn của các phương tiện, gây ra hiện tượng lóa mắt, mờ mắt hoặc không nhìn thấy gì do khói quá dày và trắng. Thực tế đã có không ít các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra có liên quan tới khói rơm.🥲 Bên cạnh đó, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ, những người mắc bệnh về đường hô hấp.

 

Về pháp lý, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực. Khi đó, hành vi đốt rơm rạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân sẽ bị xử phạt nặng. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 41 của nghị định quy định: Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.

 

Một số giải pháp có thể khắc phục:

️Cần tăng cường các biện pháp giáo dục và tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác cho mỗi người dân trong việc thu gom lúa và đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch.

️Thay vì đốt rơm để lấy tro bón ruộng chỉ được một lượng ít chất dinh dưỡng cho đất thì người nông dân có thể ủ mục rơm, như vậy sẽ đem lại lượng phân vi sinh nhiều hơn.

️ Các cơ quan chức năng liên quan cần nghiên cứu cung cấp các chế phẩm sinh học cho các người nông dân và hướng dẫn việc dùng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét