Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Cảnh giác giả danh công an gọi video lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

Cảnh giác giả danh công an gọi video lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

Lợi dụng tâm lý lo sợ, nhẹ dạ, cả tin của một số người, nhiều đối tượng giả danh công an gọi video Zalo, Facetime để lừa đảo người dân là một hình thức lừa đảo mới. Các đối tượng sử dụng công nghệ deepface, tạo ra một cán bộ công an rồi yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn. Thực tế nhiều người dân đã sập bẫy.

Thủ đoạn của đối tượng, lựa chọn ngẫu nhiên các con mồi, sau đó gọi điện đến với vỏ bọc là một cán bộ mặc quân phục Công an, giọng nói uy nghiêm, yêu cầu người nghe bật camera, chia sẻ màn hình để làm việc, cung cấp các thông tin cá nhân…. Các đối tượng dẫn dắt, thông báo bị hại có liên quan đến 1 chuyên án nào đó mà lực lượng Công an đang đấu tranh, yêu cầu nạn nhân hợp tác làm việc, giữ bí mật theo quy định. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu, chúng tiếp tục yêu cầu nạn nhân lập một tài khoản ngân hàng mới theo hướng dẫn, đồng thời chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản sẵn có sang tài khoản mới lập. Cuối cùng chúng sẽ nhanh chóng thao tác chiếm đoạt hết số tiền của nạn nhân.

Để đề phòng, tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, bà con cần chú ý:

- Thứ nhất, khi nhận được cuộc gọi qua mạng xã hội hoặc cuộc gọi khác thì cần hết sức cảnh giác, không để bị hướng lái, làm theo hướng dẫn của người đang nói chuyện mà không biết chính xác về người đó.

- Thứ hai, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, các thông tin về tài khoản lên không gian mạng hoặc cho người lạ, người mới tiếp xúc.

- Thứ ba, thường xuyên tăng tính bảo mật cho các tài khoản mạng xã hội, tài khoản cá nhân mình.

Đặc biệt, cần chú ý: Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập, tuyệt đối không gọi điện, làm việc qua mạng xã hội. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, bà con Nhân dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý các đối tượng.

                                                                                      Sóng thần

Nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch cho rằng “Việt Nam không có bình đẳng dân tộc”

 

Nhận diện, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch

cho rằng “Việt Nam không có bình đẳng dân tộc”

 

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, nhất là số phản động lưu vong tuyên truyền cho rằng ở Việt Nam luôn có sự bất đồng và mâu thuẫn giữa các dân tộc với nhau, nhất là mâu thuẫn giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số (DTTS), chúng cho rằng: “vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc vẫn còn nhức nhối”; “bình đẳng giữa các dân tộc và hòa hợp dân tộc vẫn chưa thực hiện được tại Việt Nam”… Lợi dụng việc thiếu hiểu biết của một số người dân tộc thiểu số về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước, các thế lực thù địch, phản động đã kích động, lôi kéo người DTTS chống chính quyền, điển hình như vụ khủng bố xảy ra ngày 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.

Cần phải khẳng định rằng, chính sách dân tộc và bình đẳng giữa dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và cụ thể hóa trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam; từ Đại hội lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh nguyên tắc “Đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc”; từ Đại hội lần thứ VI đến lần thứ XI, nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định, bổ sung và phát triển lên tầm cao mới, cụ thể: “Đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau” (Đại hội VI, VII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” (Đại hội VIII), “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển” (Đại hội IX), “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” (Đại hội X), “Bình đẳng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển” (Đại hội XII). Đến Đại hội lần thứ XIII Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Ngoài ra, vào từng thời điểm cụ thể, Đảng, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS để từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển, sự phân tầng xã hội theo phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”. Qua đó, nhiều chính sách an sinh xã hội được triển khai hiệu quả trên thực tế, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống lâu đời và hòa thuận với nhau (trong đó người DTTS chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước), mặc dù người Kinh chiếm đa số nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, vai trò tham gia vào bộ máy chính quyền của người DTTS ngày càng được bảo đảm, đơn cử như số lượng đại biểu Quốc hội là người DTTS đã tăng dần theo các khóa: Khóa I 10,2%; khóa XIII 15,6%; khóa XIV 17,3% và  khóa XV là 17,84%...

Qua đây cho thấy luận điệu xuyên tạc “Việt Nam không có bình đẳng dân tộc” chỉ nhằm kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phá hoại sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

VƯỚNG VÒNG LAO LÝ VÌ “CHIẾN HỮU”

 

VƯỚNG VÒNG LAO LÝ VÌ “CHIẾN HỮU”

 

Qua kết quả điều tra vụ án “Gây rối trật tự công cộng; Đe dọa giết người và Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” xảy ra ngày 18/01/2023 tại khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho thấy: Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 18/01/2023, Nguyễn Văn Minh đang uống cà phê tại khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thì thấy chị V.T.T.N, sinh năm 2003, ở cùng khu phố điều khiển xe mô tô chở anh T.C.T, sinh năm 2003, trú xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dừng xe trước quán. Bực tức vì bị T.C.T chửi thề nên khoảng hơn 10 phút sau, Minh điều khiển xe ô tô mang theo 01 con dao tự chế và 01 ống tuýp kim loại, 01 khẩu súng ngắn bên trong ổ đạn có 06 viên đạn và 02 viên đạn dự phòng đến nhà chị N để truy tìm T.C.T



Đến nơi Minh liên tục la ó, chửi bới, dùng dao và ống tuýp kim loại đập phá cổng nhà chị N và dí súng vào đầu mẹ con chị N đe dọa, tra hỏi thông tin của anh T.C.T. Do quá hoảng sợ, mẹ con chị N bỏ chạy thì bị Minh rút súng đuổi theo bắn hăm dọa 03 phát đạn. Khi thấy lực lượng Công an đến, để che giấu tang vật, Minh đã dùng khẩu trang y tế bọc khẩu súng và 02 viên đạn ném vào bụi cây, rồi bảo Nguyễn Phụng Linh, sinh năm 1994, trú tại khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đến lấy cất giấu giúp. Linh biết rõ đây là vũ khí nguy hiểm, thay vì phải lập tức giao nộp ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tuyên dương, nhưng vì tình nghĩa bạn bè với Minh mà đã không làm như vậy mà Linh lại đem súng, đạn về nhà cất giấu hòng che giấu hành vi vi phạm pháp luật cho bạn mình.


Nguyễn Văn Minh chỉ vì bực tức nhất thời, xem thường pháp luật mà phải trả giá đắt với 03 tội danh đã khởi tố, chờ xét xử, song với Nguyễn Phụng Linh chỉ vì tình nghĩa bạn bè mà phải trả giá quá đắt cho hành vi vi phạm pháp luật của mình với tội danh “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” trong khi bản thân còn đang nuôi 02 con nhỏ, là lao động chính trong gia đình. Vì vậy mong rằng mọi người dân cần phải hết sức nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đừng vì phút chốc bộc phát, vì “chiến hữu” hay vì lý do gì khác mà vướng vào vòng lao lý.  

                                                                              

NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO VIỆT NAM

 

NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO VIỆT NAM

 

          Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể nói rằng: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế uy tín quốc tế như ngày nay”. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không" bao gồm không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

          Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 05 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược và 12 Đối tác Toàn diện và 03 nước có Quan hệ đặc biệt. Trong đó trường hợp Hoa Kỳ, được nâng thẳng mức quan hệ từ Đối tác Toàn diện (2013) lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện (2023), mà bỏ qua mức Đối tác Chiến lược. Như vậy, Việt Nam đã xác lập quân hệ ngoại giao mức độ cáo nhất với cả 05 nền kinh tế hàng đầu thế giới gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022) và Hoa Kỳ (2023). Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730 tỉ USD. Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỉ USD.

          Có thể nói đường lối đối ngoại Việt Nam đang vô cùng đúng đắn và mang tính ưu viêt, được dẫn dắt bởi sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và sự kế thừa, phát huy hết sức khoa học của Tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Vị trí, vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đang được đánh giá rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, đây là thời điểm, là cơ hội để tạo ra được các bước phát triển mới cho nền kinh tế - ngoại giao, chúng ta cần tranh thủ tối đa hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ 4, về chuyển dịch và tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA, các quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển đất nước trong tương lại để thỏa mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đưa Non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

THIÊN TAI- KHÔNG AI MONG MUỐN

 

THIÊN TAI- KHÔNG AI MONG MUỐN

          Nói đến thiên tai ai cũng đều hiểu rằng đó là động đất, sóng thần, mưa bão, lũ lụt…Như vậy nguyên nhân là do thiên nhiên gây ra và hậu quả, tác hại là vô cùng lớn, rất khó lường.

          Ở Việt Nam, theo khảo sát của tổ chức phi chính phủ Germanwatch (có trụ sở tại Bonn- Đức) và được công bố vào năm 2019 thì Việt Nam là một trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhất về biến đổi khí hậu (ngoài Việt Nam còn có Puerto Rico, Sri Lanka, Dominica, Nepal, Peru, Madagasca, Sierra Leone, Bangladesh và Thái Lan).

          Riêng ở Phú Yên, tình trạng sóng thần, động đất chưa từng được ghi nhận, tuy nhiên mưa bão, lũ lụt là một trong những ảnh hưởng dễ nhận biết nhất. Hàng năm chúng ta đều phải trải qua các mùa mưa lũ, vì vậy những người dân sinh sống ở các vùng ven sông, vùng trũng thấp đều phải nâng cao cảnh giác, chủ động ứng phó khi nước dâng cao.


          Tuy nhiên, có những người lại cho rằng thiên tai là do con người gây ra, cụ thể như đợt lũ tháng 11/2021 có một số người cho rằng ngập lụt là do các thủy điện xả lũ. Là một người con dân huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên và cũng sinh sống trong vùng bờ Sông Ba, tôi xin đưa ra những lý do sau để cùng bàn:

          - Thứ nhất nếu nói lũ lụt là do thủy điện xả, vậy thử hỏi nếu như thủy điện không xả thì nước cũng sẽ tràn bờ và cũng chảy về xuôi, chưa nói đến việc nếu đập thủy điện không xả khi có sự cố thì hậu quả sẽ khôn lường như vụ việc vỡ đập xảy ra ở Lybya làm hơn 11 nghìn người chết và hơn 10 nghìn người mất tích hôm 12/9 vừa qua.

          - Thứ hai: Tại thời điểm cuối tháng 11/2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên ở những nơi không có thủy điện xả lũ nhưng vẫn xảy ra ngập lụt như khu vực Tuy An, Sông Cầu.

          - Thứ ba: một số quan điểm cho rằng do công tác quy hoạch, phát triển của ta kém. Xin thưa với mọi người rằng hiện đại như Mỹ và các nước phương Tây thì cũng phải bó tay với thiên tai thôi nhé.


          Như vậy không thể nhìn nhận một cách phiến diện về nguyên nhân của thiên tai nói chung, lũ lụt nói riêng. Ta phải xác định là một trong 10 đất nước chịu ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu, chúng ta phải chủ động ứng phó nhất là khi mùa mưa bão sắp tới gần vì hậu quả là khó lường trước.  

“Thiên tai không ai mong muốn”!

                                                                   NGƯỜI ĐƯA TIN

LỢI DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG - CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ NGUY HIỂM

 

LỢI DỤNG NGƯỜI LAO ĐỘNG - CẢNH GIÁC CHIÊU TRÒ

CHỐNG PHÁ NGUY HIỂM

         

Các thế lực thù địch thời gian qua tiếp tục thực hiện “diễn biến hoà bình” với nhiều thủ đoạn và chủ đề, đối tượng chúng “nhắm đến” luôn có sự thay đổi, bởi chúng không từ mọi thủ đoạn nào hòng chống phá đất nước. Gần đây, đối tượng chúng hướng đến là người lao động, công nhân tại các công ty, doanh nghiệp với mục đích là làm cho nền kinh tế thị trường nước ta phát triển chệch hướng XHCN, gây bất ổn tình hình ANTT, dẫn đến suy giảm lòng tin của người dân vào Đảng, Nhà nước.

Vậy vì sao chúng nhắm đến người lao động?

Thứ nhất, lực lượng người lao động rất đông đảo trong xã hội, tuy nhiên trình độ, nhận thức và hiểu biết chấp hành pháp luật, cũng như các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế… là khác nhau và chưa đầy đủ.

Thứ hai, việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động còn chưa kịp thời, dẫn đến những mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao động như: Tiền lương thấp, giờ làm cao, áp lực công việc, chất lượng bữa ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, vi phạm các quy định về an toàn lao động…. ngày càng nhiều, không thể giải quyết dứt điểm.

Lợi dụng những “diễn biến” trên thế lực thù địch sẽ “bơm đểu”, đẩy cao mâu thuẫn giữa người lao động với chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động lên đỉnh điểm; chúng kích động, hô hào tập trung đông người, khiếu kiện, đình công đòi quyền lợi một cách “vô căn cứ” hoặc vẽ vời những điều không có thực hòng đánh lừa người lao động; đi kèm với đó là xuyên tạc chủ trương, đường lối trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, người lao động của Đảng, nhà nước; chúng tập hợp lực lượng đông đảo với mục đích, ý đồ xấu là kích động biểu tình “đòi quyền lợi” dần dần sẽ trở thành bạo loạn, phá hoại hòng gây tiếng vang hay sâu xa hơn nữa là đòi lật đổ chính quyền nhân dân, chống phá Đảng, Nhà nước.

Thực tế Đảng, nhà nước ta luôn quan tâm, có nhiều chính sách thiết thực, hỗ trợ người lao động những lúc khó khăn, cũng như đảm bảo an sinh xã hội. Còn nhớ khi dịch COVID-19 càn quét, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách kịp thời như: Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, ngày 24/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động… Đảng, Nhà nước luôn tạo những điều kiện, quyền lợi tốt nhất cho người lao động trong quá trình lao động, sản suất phát triển đất nước.

Do đó, chúng ta cần có cái nhìn khách quan, đầy đủ, toàn diện khi muốn đánh giá một vấn đề gì đó, đừng để trở thành “con rối” bị dắt mũi và hơn hết người dân, người lao động cần nâng cao cảnh giác đối với các chiêu trò chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch, phản động.

                                                                                                         Quốc Tuấn

 

 

CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC LÀ THIÊNG LIÊNG, BẤT KHẢ XÂM PHẠM

 

CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC LÀ THIÊNG LIÊNG, BẤT KHẢ XÂM PHẠM

Ai cũng biết, “đường 9 đoạn” hay “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra yêu sách với chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là phi pháp và hoàn toàn không có căn cứ, vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp quốc. Điều này đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ năm 2016 trong vụ kiện của Philipin, đồng thời cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ nhưng Trung Quốc vẫn làm ngơ và tiếp tục truyền bá hình ảnh trên thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Một phương thức rất tinh vi được Trung Quốc sử dụng để đẩy mạnh việc quảng bá, cổ xúy cho “đường lưỡi bò” phi pháp, đó là thông qua chuyển hóa hệ tư tưởng bằng cách lồng ghép vào các tác phẩm nghệ thuật, phim truyện, lĩnh vực thể thao…, điều này vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là khi mạng xã hội phát triển ngày càng rầm rộ.

Còn nhớ, tháng 7/2023, dư luận trong nước từng phẫn nộ khi trong bộ phim “Hướng gió mà đi” dài 39 tập được công chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp mà có nhiều lời thoại, phụ đề không đúng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Còn trong bộ phim hoạt hình “Barbie” của Mỹ lại sử dụng hình ảnh tấm bản đồ vẽ “đường 9 đoạn” phi pháp. Ngay khi phát hiện sự việc, Cục điện ảnh, Bộ VHTT&DL đã thanh tra, rà soát, xác minh sự việc và yêu cầu gỡ bỏ các bộ phim trên các nền tảng truyền thông của công ty Neflix và FPT play. Hay như việc trong thời gian lưu diễn tại Hà Nội, trên website Công ty mẹ của nhóm nhạc BlackPink đăng “đường 9 đoạn” cũng đã bị Bộ Ngoại giao tiến hành xác minh và yêu cầu làm rõ.

Và mới đây, việc cơ thủ Nguyễn Quyết Chiến – Á quân thế giới bộ môn Billiards Carom 3 băng bỏ giải, không tiếp tục tham gia một giải đấu Billiard tại Trung Quốc khi phát hiện nhà đài nước này lồng ghép hình ảnh có “đường lưỡi bò” trong lúc tường thuật trận đấu giữa anh và cơ thủ người Hà Lan Dick Jaspers. Khi được hỏi lý do vì sao, anh đã trả lời rất dứt khoát “Đây là sự xuyên tạc đến chủ quyền Việt Nam và không thể dùng lý do gì khác!” Hành động trên của Trần Quyết Chiến đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ rất lớn từ người hâm mộ bộ môn Billiard nói riêng và Nhân dân Việt Nam nói chung.

Trên đây cũng là vài ví dụ trong vô vàng những điều mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta hàng ngày vẫn làm để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nói thế để thấy, đối với người dân Việt Nam, không phân biệt gái – trai, già – trẻ, giai tầng, tôn giáo… chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Người Việt là dân tộc yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng thể thao, văn hóa, nghệ thuật, nhưng tình yêu đó không đồng nghĩa với việc chấp nhận chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của người Việt là minh chứng sống động nhất, hùng hồn nhất.

Tự hào về chủ quyền quốc gia dân tộc, là công dân yêu nước thì mỗi người trong chúng ta càng phải thật sự bản lĩnh, bình tĩnh để phân biệt được đâu là lẽ phải, không tiếp tay cổ xúy cho những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, lên án, đấu tranh mạnh mẽ với tinh thần tự tôn dân tộc vì chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, là không có gì có thể đánh đổi được./.

 

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

NHẬN DIỆN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHỨC TẠP TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG LIÊN QUAN GIỚI TRẺ HIỆN NAY

 

Thời gian qua, lợi dụng không gian mạng, một số cá nhân có tư tưởng chống đối đã lợi dụng đăng tải, lan truyền các bài viết với những luận điệu xuyên tạc, suy diễn phiến diện, thể hiện quan điểm cá nhân thiếu khách quan. Đơn cử như việc tại Lễ khai giảng năm học mới, nhiều địa phương vinh dự có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Thay vì nhìn nhận một cách tích cực sự có mặt của các đồng chí Lãnh đạo trong buổi lễ thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta đến một ngày trọng đại, đến nền giáo dục của Đất nước, ngược lại họ cho rằng việc có mặt đó của các đồng chí Lãnh đạo là màu mè, hình thức, làm các buổi Lễ thêm phần phức tạp, kéo dài.

Chúng ta cần thấy rõ thủ đoạn lợi dụng không gian mạng, nhất là các trang mạng xã hội của các đối tượng để đăng tải, truyền bá các thông tin tiêu cực, lợi dụng sự nóng hổi của một số sự việc, vấn đề, biểu hiện đơn lẻ còn tồn tại trong công tác giáo dục – đào tạo ở nước ta để rêu rao, quy chụp, cho rằng đó là bản chất của nền giáo dục Việt Nam - còn bất công, tiêu cực,… và lợi dụng sự chưa hài lòng, tâm lý bốc đồng, nóng vội mà thiếu đi sự tỉnh táo trong việc đánh giá, nhận thức của một bộ phận người dân đối với cách thức tổ chức, quản lý trong công tác Giáo dục và đào tạo của Nhà nước, từ đó chúng xuyên tạc về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục, hòng dẫn dắt, hướng lái tâm lý, suy nghĩ người dân ủng hộ chúng.

Để kịp thời ngăn chặn thủ đoạn của các cá nhân có tư tưởng chống đối đó, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi người dân trong việc tự nâng cao nhận thức, xây dựng cho chính mình lối sống tích cực, biết chọn lọc, loại bỏ các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng, tác động, lôi kéo mình trong các mối quan hệ hàng ngày; phải biết quý trọng, yêu thương gia đình, yêu Tổ quốc; tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; cố gắng phát huy hết năng lực, sức sáng tạo của mình, sống tốt, học tốt và làm việc hiệu quả; đồng thời, phải luôn tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật của các đối tượng chống đối, thù địch để nhìn thấy rõ bản chất, âm mưu thâm độc của chúng, tránh để bị rơi vào âm mưu lôi kéo của chúng, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Làm được những điều đó, mỗi chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày một vững mạnh, trường tồn.

 

LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ ANTT Ở CƠ SỞ - SỰ ĐÒI HỎI CỦA THỰC TIẾN

 

Hiện tại Bộ Công an đang tiếp tục tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở để trình Quốc hội khoá XV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6. Đây là một trong dự dự án luật rất quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở có quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ cách mạng; đây chính là tai, là mắt, là cánh tay nối dài của lực lượng Công an nhân dân tại địa bàn cơ sở; tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự ở cơ sở; làm nòng cốt trong phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn cơ sở, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Điều 46 Hiến pháp năm 2013 có quy định mọi công dân đều có nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Luật Công an nhân dân quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.

          Trên thực tế, thời gian qua đã có rất nhiều lực lượng tình nguyện, tự quản tham gia hỗ trợ lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Nhưng hỗ trợ có tính chất thường xuyên, nòng cốt, có quá trình thực hiện lâu dài trên phạm vi toàn quốc thì chỉ có 03 lực lượng, đó là bảo vệ dân phố, dân phòng và Công an xã bán chuyên trách. Mục tiêu của việc xây dựng Luật này là tạo cơ sở pháp lý để sắp xếp, kiện toàn lại 03 lực lượng sẵn có thành 01 tổ chức với chức năng, nhiệm vụ tập trung, làm nòng cốt trong hỗ trợ Công an chính quy bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan đặt ra, bởi vì:

Một là, xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Hai là, hiện nay, nền tảng của lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở là sẵn có, chỉ thiếu cơ sở pháp lý để thống nhất các lực lượng dẫn đến nhiều vướng mắc, bất cập, có tình trạng lạm quyền, không làm hết trách nhiệm, rất khó trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, đòi hỏi phải được chuẩn hóa, đưa vào luật.

Ba là, “Lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cơ bản, mục tiêu xuyên suốt của dự thảo luật và phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Việc xây dựng, tổ chức lại lực lượng tham gia bảo vệ ANTT không làm tăng biên chế, tăng ngân sách nhà nước.

Bốn là, trong đời sống xã hội, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã phát huy tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo đảm ANTT địa bàn dân cư, sát dân, hiểu, nắm được tâm tư, nguyện vọng nhân dân, góp phần tham gia tổ chức, thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

          Do đó, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở sẽ giúp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển đất nước./.

 

Nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay

 

 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các phương tiện truyền thông và số lượng người sử dụng internet, mạng xã hội ngày càng gia tăng. Vì vậy, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động chống phá từ bên ngoài, tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong mục đích tạo chính trị đối lập, hòng gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đối với nước ta. Chúng đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các đài phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt (như “Tiếng nói thống nhất dân chủ”, “Hồn Việt”…), tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước… để tạo các luồng thông tin ngược, xuyên tạc, nói xấu chế độ. Chúng núp dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “dân oan”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “chủ quyền lãnh thổ”, cổ súy đa nguyên, đa đảng... để xúi giục, kích động, gây nghi ngờ, tâm lý bất mãn, bức xúc trong dân chúng, làm mất ổn định xã hội, tiến tới bạo loạn, lật đổ chính quyền. Họ trắng trợn can thiệp vào nội bộ nước ta bằng nhiều thủ đoạn và hình thức khác nhau. Họ đã bỏ qua một sự thật hiển nhiên là, thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa khác nhau.

 Ở đất nước Việt Nam ta, nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được trong lịch sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế. Nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong nước và ở nước ngoài cố phủ nhận thành tựu, kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được; cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Chúng ra sức xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền ở nước ta, triệt để khai thác các vấn đề nhạy cảm, phức tạp như tham nhũng, khiếu kiện, đình công, phân hóa xã hội, tội phạm, tệ nạn xã hội, tình hình dịch bệnh COVID-19, việc bắt, xử lý các đối tượng chống đối chính trị… để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Hàng năm chính phủ một số quốc gia, một số tổ chức quốc tế thường đưa ra những cái gọi là “báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới” (trong đó có phần đề cập đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam) ra các tuyên bố, thông cáo báo chí xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Họ vu cáo: “Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và đưa ra nhận định sai trái, thù địch, kích động, như: “người dân Việt Nam chưa bao giờ có tự do, dân chủ, nhân quyền”; viện dẫn một số vụ việc gây rối ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh… bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng mơ hồ về thực chất vụ việc và cố tình xuyên tạc bản chất vụ việc. Rồi chúng sử dụng dân chủ, nhân quyền làm điều kiện để gây sức ép, can thiệp vào nội bộ nước ta như tìm cách gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với các điều kiện dân chủ, nhân quyền trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đòi nước ta phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cải cách chính trị, cải cách dân chủ, pháp luật theo kiểu phương Tây. Điển hình như: Trước khi ông Biden Tổng thống Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhiều báo đài phương Tây cho rằng Phạm Thị Đoan Trang sẽ được phía Mỹ gây áp lực giúp Trang thoát án tù, đi ra nước ngoài theo con đường tị nạn chính trị; nhưng chuyến đi của Tổng thống Mỹ đã đưa Việt Nam và Mỹ trở thành đối tác chiến lược toàn diện.

Hàng ngày xem tin tức thời sự quốc tế, chúng ta nghe và thấy có bao nhiêu vụ thảm sát, bao nhiêu vụ khủng bố, bao nhiêu vụ xả súng hàng loạt xảy ra ở trường học… ở đó có bao nhiêu người dân vô tội phải chết, tại sao không ai đề cập đến nhân quyền tại đó. Phải chăng như vậy mới là có nhân quyền; chính là có quyền tước đi tính mạng người khác; trong đó khi tại đất nước Việt Nam ta dưới sự Lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng nhân dân ta được sống trong hoà bình, êm ấm, không có bạo loạn, khủng bố…

Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, với một “rừng” các thông tin trên mạng xã hội, youtube… người dân chúng ta cần tỉnh táo, thận trọng khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, tránh tin, nghe theo thông tin xấu, độc của các thế lực chống đối tránh hoang mang, dao động dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

 

                                                         

 

TAI NẠN GIAO THÔNG – TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

 

TAI NẠN GIAO THÔNG – TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

 

Gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình như: Vụ TNGT ô tô chở khách xảy ra ngày 21/02/2023 trên tuyến quốc lộ 1A thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, làm 10 người chết, 11 người bị thương; vụ TNGT xảy ra ngày 03/4/2023 tại tuyến đường ĐT643 thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên do xe ô tô tải bị mất phanh làm 04 người chết, 05 người bị thương; mới đây nhất là xe ô tô khách Thành Bưởi gây TNGT trên tuyến QL20 làm chết 05 người, bị thương 04 người…

Trước hết, dễ dàng nhận thấy nhất chính là nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của nhiều người dân còn ở mức thấp, những hành vi vi phạm được bắt gặp phổ biến trên mọi cung đường, thậm chí việc vi phạm giao thông được xem là “điều bình thường”, “hiển nhiên”, họ không cảm thấy xấu hổ khi vi phạm; hoặc thấy người khác vi phạm cũng chỉ là việc “bình thường ở huyện”. Nhiều người có tâm lý chỉ chấp hành quy định khi nào có bóng dáng của lực lượng CSGT, còn khi không có lực lượng chức năng thì họ thản nhiên vi phạm, mặc cho nhiều nỗ lực của chính quyền, của các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động, giáo dục việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông. Thậm chí có một số người đã có hành vi chống đối lực lượng CSGT.

Vai trò trách nhiệm của lực lượng CSGT là rất quan trọng nhưng cũng chỉ là một yếu tố, một mảng trong bức tranh tổng thể chung, và chỉ với nỗ lực của lực lượng CSGT không thôi thì chưa đủ, mà cần lắm sự đồng bộ của tất cả các yếu tố, nhất là những yếu tố mang tính căn cơ như: đào tạo, cấp GPLX để khi người được GPLX phải hiểu rõ, nắm vững pháp luật về TTATGT, đủ kỹ năng điều khiển xe an toàn, phải hiểu được vai trò, trách nhiệm, đạo đức của bản thân khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới; và công tác quy hoạch, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, ngày càng hoàn thiện; công tác kiểm định không còn tình trạng phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn tham gia giao thông.

Ngày 31/8/2023, Chính phủ đã có tờ trình Dự án Luật Trật tư, an toàn giao thông, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XIV. Hy vọng rằng, khi Luật mới được ban hành sẽ giải quyết căn cơ tất cả những yếu tố còn tồn tại trên, dẫn đến tình trạng TNGT phức tạp hiện nay, và chỉ khi vai trò trách nhiệm của từng ngành, từng cấp được quy định rõ, ai chịu trách nhiệm chính, ai chịu trách nhiệm phối hợp thì mới mong tình hình thật sự chuyển biến. Và dù có giải quyết tất thảy những vấn đề tồn tại từ công tác quản lý thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn chính là tinh thần tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của người dân, chỉ khi mọi người có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho chính mình và những người tham gia giao thông khác, nhường nhịn, ứng xử văn hoá thì mới mong có môi trường giao thông an toàn, lành mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

Nhận diện phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá trên không gian mạng hiện nay

 

Hiện nay, các đối tượng phản động, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta; kích động, lôi kéo các phần tử chống phá; bôi nhọ cán bộ cấp cao và chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm sút niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

Âm mưu của các thế lực thù địch tán phát thông tin xấu, độc nhằm kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động đồi trụy, bạo lực, lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút. Thông tin xấu, độc trên mạng xã hội tác động tiêu cực đến nhận thức của người dân về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu khống trên không gian mạng được cắt ghép, "xào nấu", thêm thắt, xuyên tạc, bịa đặt, cài cắm thêm nhiều tin giả hoặc bắt đầu từ một thông tin có thật sau đó cắt ghép, cài cắm thêm những tình tiết không xác thực nhưng liền mạch, đòi hỏi người dân khi sử dụng mạng xã hội đọc các thông tin thì cần xác nhận trên các trang mạng chính thống của Đảng, Nhà nướcnhư: Ban Tuyên giáo Trung ương, VTV, Bộ Công an… tránh tình trạng bị “lây cảm”, hùa theo để rồi tự gây hoang mang cho bản thân, bị các thông tin xấu kích động, dẫn dắt nói xấu cán bộ, nói xấu Đảng, Nhà nước. Mỗi người dân Việt Nam khi sử dụng mạng xã hội cần cảnh giác, tự bảo vệ mình trước các luận điệu xuyên tạc, các thông tin độc xấu.

Điều 5 Hiến pháp (năm 2013) xác định rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước...”.

Để làm tốt công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các thông tin sai trái, mỗi cán bộ, đảng viên phải tích cực chia sẻ những thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận động cộng đồng hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp; phải tỉnh táo, sáng suốt nhận biết thông tin nào là đúng, chính xác, thông tin nào là giả, bịa đặt, xuyên tạc nhằm tránh bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị sử dụng để lôi kéo, kích động người dân hướng theo ý đồ xấu độc của chúng. Tích cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Tuyên truyền rộng rãi đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp cùng biết và lan toả. Từ đó tiến tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đảng cầm quyền.

XÉT GIẢM THỜI HẠN TÙ, MỘT CHÍNH SÁCH ĐẬM TÍNH NHÂN VĂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

Ngày 28/6/2019, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 07/2019/L-CTN công bố Luật Thi hành án hình sự năm 2019, được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019 tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Luật Thi hành án hình sự được xây dựng trên cơ sở thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thi hành án hình sự, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trên lĩnh vực thi hành án hình sự nói riêng; khẳng định chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với người chấp hành án; trên cơ sở sự kế thừa kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp hình sự của Nhà nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới, theo đó công tác thi hành án hình sự phải được đặt trong tổng thể và đồng bộ với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở Việt Nam ta.

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định có hệ thống và toàn diện về nguyên tắc xử lý, chế định chung của chính sách hình sự đối với người phạm tội, góp phần nâng cao vai trò giáo dục, cảm hoá đối với người phạm tội của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo tiền đề quan trọng cho việc thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Qua 5 năm thi hành, kết quả lớn nhất là đã thi hành nghiêm minh các bản án, quyết định của Toà án các cấp xét xử; bảo đảm an toàn các cơ sở giam giữ; thực hiện có hiệu quả chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người chấp hành án phạt tù. Công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân và công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn, thi hành các biện pháp tư pháp ngày càng hiệu quả hơn. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thi hành án ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo, trang cấp, phân bổ; cơ cấu tổ chức Cơ quan thi hành án hình sự và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý và thi hành án hình sự được triển khai, từng bước được kiện toàn.

Ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sau 5 năm, đã có 135 người chấp hành xong hình phạt tù được trả tự do về địa phương, trong đó, tha hết án gồm 127 người; đặc xá 08 người và 64 người đã chấp hành xong hình phạt tù (án treo và cải tạo không giam giữ) tại cộng đồng, trong đó có 121 người được xét giảm thời hạn chấp hành án. Số người chấp hành án tại cộng đồng được xét giảm thời hạn, rút ngắn thời gian thử thách diễn biến tăng từng năm (2019: 19 người, 2020: 31 người, 2021: 33 người, 2022: 38 người). Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2023, có 25 người được xét giảm, trong đó có 7 trường hợp được xét giảm hết thời hạn chấp hành án.

Xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân, rút ngắn thời gian thử thách cho người chấp hành án tại cộng đồng thể hiện chính sách nhân đạo trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự của Nhà nước ta đối với người phạm tội, nhằm kịp thời động viên, khuyến khích các phạm nhân đang thi hành án cải tạo tốt.

Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mỗi năm có ba đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và Tết Nguyên đán. Các trường hợp được xét giảm là những phạm nhân đã chấp hành được ít nhất 1/3 thời hạn đối với hình phạt tù từ 30 năm trở xuống hoặc 12 năm đối với tù chung thân; đối với xét giảm, rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, giảm, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện theo quy định tại các Điều 65, Điều 90 và Điều 103 Luật Thi hành án hình sự và các Thông tư liên tịch số 03/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BQP, Thông tư liên tịch số 04/2021/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 11/10/2021, theo đó điều kiện chung để được xét giảm, rút ngắn thời hạn là quá trình thi hành án chấp hành tốt nội quy, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ dân sự, khắc phục hậu quả; có đủ các kỳ thi đua được xếp loại khá, tốt theo quy định.

Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù là điều kiện và cơ hội không chỉ cho các phạm nhân sớm đoàn tụ với gia đình, mà còn tạo điều kiện cho người chấp hành án tại cộng đồng sớm chấp hành xong án phạt. Qua đó tác động tích cực đến tâm lý, ý thức phấn đấu học tập, rèn luyện, lao động cải tạo, khơi dậy khát vọng tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời của những người lầm lỡ, đồng thời, góp phần củng cố niềm tin đối với chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Những trường hợp được xét giảm cũng là tấm gương và động lực cho các phạm nhân, người chấp hành án khác nhận thức rõ trách nhiệm chấp hành nghiêm pháp luật, nghĩa vụ chấp hành án, tích cực phấn đấu, học tập, lao động, cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án để sớm được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.

“KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA”

 

Biển, đảo Việt Nam là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông của đất nước. Với tầm nhìn về vai trò quan trọng của biển đảo, ông cha chúng ta từ xa xưa đã đổ biết bao công sức để khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, đảo khác.

Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật biển năm 1982, thông qua nhiều bằng chứng pháp lý và lịch sử thuyết phục bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - là văn bản pháp quy đầu tiên và là cơ sở nền tảng cho các văn bản pháp quy sau này. Tuyên bố xác lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, không chỉ giới hạn trong quyền đánh cá mà còn có các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác. Tuyên bố này được đưa ra khi Công ước Luật Biển 1982 đang được xây dựng, phản ánh xu thế được đa số các nước ủng hộ tại Hội nghị Luật Biển lần thứ 3, thể hiện sự đóng góp của Việt Nam vào quá trình pháp điển hóa tiến bộ luật biển quốc tế.

Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, yêu cầu các nước tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. Đồng thời, Nghị quyết còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982.

Là thành viên Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Diện tích các vùng biển và thềm lục địa mà tại đó Việt Nam được hưởng những quyền lợi đối với vùng biển và tài nguyên theo quy định của Công ước là khoảng gần 1 triệu km, gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, khai thác tài nguyên biển và quản lý các vùng biển, thềm lục địa, hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng. 

Vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là hết sức thiêng liêng, nhưng hết sức khó khăn và lâu dài. Việt Nam vẫn kiên quyết và kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, cả ở thực địa và trên mặt trận ngoại giao để giữ  vững chủ quyền đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật  pháp quốc tế.    

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THÔNG QUA MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET

 

Thời gian gần đây, tình hình hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông  qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, gây thiệt hại về tài sản của người dân.

Ngoài các thủ đoạn phổ biến như: Tặng quà rồi lừa đảo; chiếm quyền quản trị hoặc giả lập các tài khoản mạng xã hội của người khác rồi nhắn tin, lừa gạt người thân  quen của chủ tài khoản chuyển tiền sau đó chiếm đoạt; Tạo lập các website sàn giao dịch tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, chứng khoán quốc tế để lôi kéo người dân tham gia đầu tư, sau đó can thiệp vào hệ thống để chiếm đoạt số tiền của người tham gia...

Kể từ  đầu năm 2023 đến nay, nổi lên một số thủ đoạn như: 

1. Các đối tượng đánh vào tâm lý của những người đang cần tiền kinh doanh, tiêu xài, muốn được vay với số tiền lớn nhưng lại gặp khó khăn do dính nợ xấu hoặc không đủ  điều kiện vay vốn tại các tổ chức tài chính. Từ đó, các đối tượng mạo danh một số ngân  hàng và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng  cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt  thấp. Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp  thông tin cá nhân, như: họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung dùng để phục vụ làm hồ sơ vay. Sau khi dẫn dụ người vay chuyển tiền phục vụ hỗ trợ xác  minh, duyệt khoản vay, các đối tượng tiếp tục viện dẫn hàng loạt các lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi khai hồ sơ của người vay (như khai sai tên người  hưởng thụ, đổi cách viết tên người hưởng thụ từ chữ in thường sang in hoa, không đủ điều kiện vay, thừa hoặc sai một số trên số căn cước công dân...). Từ đó, chúng yêu cầu người vay phải nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền đã gửi cho khách hàng sau khi khoản vay được giải ngân. Tuy  nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng cung cấp, các đối  tượng sẽ lập tức chiếm đoạt tài sản.

2. Giả danh Công an, Tòa án gọi điện thoại thông báo người dân có liên quan đến vụ  án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà  các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân lo sợ và  chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng yêu cầu thì các đối tượng chuyển tiếp số tiền đó  vào nhiều tài khoản khác để chiếm đoạt.

3. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả  mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Lazada, Shopee... và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức làm cộng tác viên, các đối tượng sẽ kết bạn Zalo để tư vấn. Ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua Zalo, Facebook chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp và được các đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ  3-20%. Sau một số lần tạo niềm tin bằng cách trả gốc và hoa hồng như cam kết ban đầu, đối tượng viện dẫn nhiều lý do khác nhau và gửi các đường dẫn sản phẩm trên sản  Lazada, Shopee... có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu bị hại chụp lại hình ảnh sản phẩm đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển tiền mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viên phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng. Sau đó các đối tượng chiếm đoạt tiền của bị hại.

 * Trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có nhiều diễn biến phức tạp trên không gian  mạng, người dân cần chú ý:

- Không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số điện thoại và địa chỉ của  mình trên các trang mạng và cho những người không quen; kiểm tra kỹ thông tin trước khi  chuyển tiền vào tài khoản của bất kỳ ai. 

- Luôn kiểm tra địa chỉ website trước khi truy cập. 

- Không mở các tin nhắn, email từ nguồn không rõ ràng.

- Không đưa tiền trước khi nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Luôn đề cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi video qua các ứng dụng  mạng xã hội với nội dung vay mượn tiền, chuyển tiền gấp.

- Liên hệ cơ quan chức năng khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo. 

HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN: HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH “VÙNG GIÁO AN TOÀN VỀ AN NINH TRẬT TỰ”

 

Hiện nay, huyện Tuy An có 02 Giáo xứ, 02 Giáo họ, 04 Nhà thờ,  05 Linh mục quản xứ. Riêng thôn Hội Tín, xã An Thạch có giáo dân cao nhất của huyện Tuy An với hơn 1.000 hộ, 3.880 nhân khẩu. Đầu tháng 08/2023, chính quyền  địa phương đã phối hợp các cơ sở công giáo trên địa bàn thành lập mô hình “Vùng Giáo an toàn về an ninh trật tự”. Mô hình được thành lập gồm Ban Chỉ đạo thực hiện  mô hình, với 18 thành viên và Tổ công tác thực hiện mô hình, với 11 thành viên. Đây là mô hình nhằm củng cố khối đoàn kết và phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các Tổ chức chính trị - xã hội, quần chúng Nhân dân và bà con giáo dân trong thực hiện Chủ trương, Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương. 

Sau hơn 01 tháng đi vào hoạt động, mô hình “Vùng Giáo an toàn về an ninh  trật tự” ở thôn Hội Tín, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã và đang phát  huy hiệu quả tích cực, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở vùng đồng bào Công giáo. Để mô hình đi vào hoạt động hiệu quả, Ban Chỉ đạo mô hình của xã thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân, giáo dân trên địa bàn tự giác chấp hành Chủ trương, Đường lối của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, xã hội. Nâng cao tinh thần cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn hoạt động  của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tôn giáo để chống phá. Tích cực tham  gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa phương. Tích cực hỗ trợ và làm tốt  công tác đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tố giác tội phạm. 

Mô hình “Vùng Giáo an toàn về an ninh trật tự” đi vào hoạt động đã mang lại  nhiều tín hiệu tích cực, tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm,  hạn chế các tệ nạn trộm cắp tài sản.... Ngoài ra cũng phát huy tinh đoàn kết lương giáo, phát huy được giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo cho xây dựng, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. 

Trong thời gian đến, xã An Thạch, huyện Tuy An sẽ nhân rộng mô hình “Vùng Giáo an toàn về an ninh trật tự” ở các khu dân cư khác, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của đồng bào công giáo trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư, tăng cường tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia  phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm.    

CẢNH GIÁC LỪA ĐẢO VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO TẠI CAMPUCHIA


Hiện nay do nhu cầu tìm người làm việc cho các casino ở Campuchia tăng cao, lợi dụng các mạng xã hội zalo, facebook, các đối tượng ở Campuchia đã đăng tải thông tin, nội dung tuyển dụng người ở Việt Nam có nhu cầu tìm việc để đưa sang Campuchia làm việc với mức lương cao không tưởng. Khi người tìm việc đồng ý, các đối tượng này sẽ móc nối với các “chân rết” ở Việt Nam để tổ chức thành đường dây, sắp xếp đưa họ xuất cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở để sang Campuchia. Sau thời gian làm việc không đúng thực tế với mức lương thấp, họ lại tìm cách nhập cảnh trái phép qua đường tiểu ngạch về Việt Nam.

Trong đó một số trường hợp đã bị các đối tượng giam giữ, đe dọa đòi tiền chuộc từ gia đình. Đây là những bài học cảnh tỉnh với những người đang có ý định tìm “việc nhẹ, lương cao” ở xứ người.

Do đó, người dân nên cảnh giác với phương thức, thủ đoạn lừa đảo như sau:

Về phương thức, thủ đoạn: các đối tượng lừa đảo sẽ đăng tải lên các trang mạng xã hội tuyển dụng làm việc đơn giản với mức thu nhập cao vài ngàn USD tại Campuchia. Khi nạn nhân liên hệ, những người này chỉ trao đổi thông qua mạng xã hội: Zalo, Facebook, Telegram… Khi nạn nhân đồng ý thì bố trí xe đến đón, di chuyển thay đổi chỗ ở và xe liên tục. Trong quá trình di chuyển, các đối tượng thu giữ tiền bạc, giấy tờ tùy thân và xóa dấu vết những thông tin đã liên lạc trước đó trên máy điện thoại của nạn nhân. Đến cửa khẩu thì sẽ có nhóm khác đưa nạn nhân xuất cảnh trái phép sang Campuchia. Nạn nhân sẽ được đưa đến khu cao tầng được rào kín và có người canh gác do người Trung Quốc làm chủ. Tại đây, nạn nhân được hứa hẹn làm việc lương cao, bị ép ký hợp đồng lao động bằng ba thứ tiếng Việt Nam, Trung Quốc và tiếng Anh với điều khoản thử việc hoặc hoàn trả tiền bồi thường nếu không tiếp tục làm việc. Lúc này, nạn nhân mới biết mình bị bán vào các công ty của người Trung Quốc, bắt làm việc, bị giam lỏng. Nếu nạn nhân không đồng ý làm việc hoặc làm việc không hiệu quả thì sẽ bị bán qua các công ty khác. Nạn nhân muốn trở về Việt Nam thì các đối tượng sẽ cho liên hệ với gia đình để đòi tiền chuộc. Điều đáng nói, một số người từng là nạn nhân bị lừa sang Campuchia, bị bán cho các công ty của người Trung Quốc sau đó lại quay về tiếp tục dụ dỗ, lôi kéo người thân, bạn bè… đưa sang bán lại để kiếm lời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trước hết là do nhận thức và tinh thần thượng tôn pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, cùng với đó là tâm lý mong muốn có công việc nhẹ nhàng với thu nhập cao nên dễ bị các đối tượng lợi dụng, dụ dỗ, lôi kéo.

Quan trọng hơn nữa, những nạn nhân bị các đối tượng lừa đảo, vô tình lại trở thành những người vi phạm pháp luật bởi hành vi “Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật”, mức phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng; trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn tái phạm có thể bị xem xét xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 347 Bộ Luật hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 03 năm tù giam; những người môi giới, rủ rê, lôi kéo, tổ chức cho người khác sang nước ngoài trái pháp luật sẽ bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù giam.

 Chính vì thế, người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không nghe, tin theo thủ đoạn môi giới đưa đi lao động tại Campuchia với mức lương cao, công việc nhẹ của các đối tượng lừa đảo. Khi phát hiện các trường hợp bị  lôi kéo, môi giới đi lao động trái phép tại nước ngoài nói chung và Campuchia nói riêng; hoặc các đối tượng, đường dây có hoạt động môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh lao động trái phép thì cung cấp thông tin cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời xác minh, đấu tranh, xử lý.

 


CẢNH GIÁC CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

 

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo thông qua tài khoản ngân hàng, các trang mạng xã hội xảy ra nhiều gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhân dân và ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT.... gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng chủ yếu là: Giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, nhân viên, lãnh đạo Công ty xổ số kiến thiết để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, nhiều đối tượng đã lừa đảo bằng hình thức chuyển quà từ nước ngoài về và chiếm đoạt tài khoản facebook cá nhân rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lừa đảo thông qua mạng internet để huy động vốn dưới hình thức đa cấp và đồng tiền ảo Bitcoin v.v...

Để cảnh giác phòng ngừa và đấu tranh, tố giác tội phạm, mỗi chúng ta cần thực hiện những việc sau:

-   Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo nợ cước điện thoại vào các thuê bao cố định (điện thoại bàn). Đó có thể là phương thức thủ đoạn lừa đảo của băng nhóm lừa đảo quốc tế, hoạt động xuyên quốc gia, điều hành, chỉ đạo từ nước ngoài.

-   Tuyệt đối không cung cấp số điện thoại cá nhân, thông tin về nhân thân, lai lịch cá nhân cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.

-   Tuyệt đối không được mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát hoặc chuyển, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai.

-   Nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào tham gia hoạt động lừa đảo, số tài khoản nào được yêu cầu chuyển nộp tiền không lý do chính đáng như nêu trên, hoặc nếu đã bàn giao tài khoản của mình cho người khác sử dụng, yêu cầu người dân phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để ngăn chặn hoặc truy bắt kịp thời.

-   Không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân trên mạng xã hội Facebook, để các đối tượng lợi dụng những thông tin này để đưa ra những chiêu trò nhằm chiếm được tình cảm của phụ nữ (nhất là những phụ nữ nhẹ dạ cả tin có hoàn cảnh éo le, sống độc thân...).

-   Không kết bạn với người lạ, đặc biệt là người nước ngoài khi họ đưa ra những lời hứa về lợi ích vật chất.