Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

THIẾT BỊ THÔNG MINH CÀI SẴN PHẦN MỀM ĐỘC HẠI, ĐÁNH CẮP THÔNG TIN CÁ NHÂN

 

Hiện nay, với thời đại công nghệ thông tin phát triển thì với việc được tích hợp nhiều tính năng, khả năng xử lý nhiều công việc, điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng trở nên quan trọng với người dùng khi chứa các thông tin liên lạc, dữ liệu về bản thân, gia đình và cả trao đổi trong công việc. Nhiều người thường lầm tưởng điện thoại mới còn trong hộp (nguyên tem, nguyên zin…) là an toàn, tuy nhiên một số nhà sản xuất hoặc các đơn vị cung ứng linh kiện có thể bị lén cài đặt phần mềm độc hại lên thiết bị trước khi chuyển đến tay người sử dụng. Cụ thể, những phần mềm độc hại này sẽ âm thầm chạy nền, hiển thị các quảng cáo lừa đảo hoặc thậm chí chiếm quyền điều khiển thiết bị, có thể thu thập nhiều thông tin từ thiết bị như vị trí của người dùng, đọc trộm nội dung tin nhắn SMS, chiếm đoạt email hay tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng. Thông tin do mã độc lấy cắp sẽ được bọn tội phạm bán để kiếm lời hoặc lợi dụng điện thoại thông minh của người dùng để thực hiện các hoạt động nhằm thu lợi bất chính.

Bọn tội phạm còn sử dụng linh kiện để cài đặt mã độc vào các chương trình được lưu trữ trên phần cứng, có chức năng điều khiển hoạt động của linh kiện và thiết bị điện tử (firmware). Các linh kiện này được sử dụng cho các điện thoại thông minh giá rẻ chạy trên nền tảng Android hoặc nên tảng khác. Do mã độc được cài đặt trực tiếp vào phần cứng hoặc chung với hệ điều hành của điện thoại thông minh nên gần như không thể thể gỡ bỏ ra khỏi thiết bị.

Lưu ý một số thủ thuật để nhận biết thiết bị di động của bạn bị theo dõi:

Thời lượng pin giảm bất thường

Phần mềm gián điệp thường sử dụng nhiều tài nguyên của smartphone để thu thập dữ liệu, thông tin định vị GPS, ghi lại các thao tác của người dùng... Việc theo dõi này thậm chí có thể diễn ra bất cứ khi nào điện thoại được bật sáng màn hình, do đó nó khiến máy nhanh hết pin.

Dữ liệu mạng 3G, 4G nhanh hết

Ứng dụng nghe lén thường liên tục cập nhật và gửi dữ liệu về cho kẻ tấn công. Việc này chắc chắn tốn nhiều dữ liệu và nếu thấy các gói data 3G/4G nhanh hết hơn so với bình thường thì không loại trừ khả năng thiết bị của bạn bị theo dõi. 

Dấu hiệu bất thường khác

Sau khi kích vào link không rõ nguồn gốc hoặc cài phần mềm lạ, người dùng cần lưu tâm khi điện thoại tắt đi, khởi động lại bất thường, hiển thị các ký tự hay thông điệp lạ, xuất hiện phần mềm mới mà bạn không tự cài vào máy...

Cách gỡ và hạn chế dính phần mềm theo dõi

Để tránh cài các phần mềm theo dõi, độc hại, người dùng nên hạn chế các ứng dụng không rõ nguồn gốc, các chương trình bên ngoài Google Play (Android) hay App Store (IOS). Hãy truy cập danh sách thiết bị và gỡ những phần mềm đáng ngờ, không dùng đến hoặc không sử dụng nhưng lại có thông số bất thường. Ngoài ra, việc khôi phục cài đặt gốc có thể giúp loại bỏ chương trình gián điệp, nếu nghiêm trọng hơn thì phải đổi thiết bị di động khác an toàn hơn.

Khuyến cáo người dùng nên cài các chương trình diệt virus, không truy cập vào các liên kết lạ. Việc bẻ khóa thiết bị (root hay jailbreak) cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm bởi chính bạn đã tự tay gỡ "phòng tuyến bảo vệ" trên thiết bị mà nhà sản xuất thiết bị di động đã tích hợp sẵn. Đừng quên điện thoại là thiết bị cá nhân, vì thế hay luôn giữ thiết bị bên mình, cài mật khẩu phức tạp bảo vệ, khi mất điện thoại phải mau chóng thông tin đến người thân, đồng nghiệp, đóng băng tài khoản ngân hàng, thay đổi mật khẩu các trang mạng xã hội, mail…

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét