NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Với
tất cả sự khiêm tốn, chúng ta có thể nói rằng: “Chưa bao giờ đất nước ta có
được cơ đồ, tiềm lực và vị thế uy tín quốc tế như ngày nay”. Với đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn tốt, là đối tác tin
cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ gắn với với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu
rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện chính sách quốc phòng "4 không"
bao gồm không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống
nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để
chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế.
Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong
đó có 05 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 18 Đối tác Chiến lược và 12 Đối tác Toàn
diện và 03 nước có Quan hệ đặc biệt. Trong đó trường hợp Hoa Kỳ, được nâng
thẳng mức quan hệ từ Đối tác Toàn diện (2013) lên mức cao nhất là Đối tác Chiến
lược Toàn diện (2023), mà bỏ qua mức Đối tác Chiến lược. Như vậy, Việt Nam đã
xác lập quân hệ ngoại giao mức độ cáo nhất với cả 05 nền kinh tế hàng đầu thế
giới gồm: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022) và Hoa
Kỳ (2023). Việt Nam đã chính thức tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình; ký
kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh
tế. Năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 730 tỉ USD.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới
trong giai đoạn 2019-2022, năm 2022 đạt 431 tỉ USD.
Có
thể nói đường lối đối ngoại Việt Nam đang vô cùng đúng đắn và mang tính ưu
viêt, được dẫn dắt bởi sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng và sự kế thừa,
phát huy hết sức khoa học của Tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại. Vị trí, vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế đang được đánh
giá rất cao và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực, đây là thời điểm, là cơ hội
để tạo ra được các bước phát triển mới cho nền kinh tế - ngoại giao, chúng ta
cần tranh thủ tối đa hiệu quả các xu thế mới về cách mạng công nghiệp lần thứ
4, về chuyển dịch và tái sắp xếp các chuỗi cung ứng, các mạng lưới FTA, các
quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để đưa được đất nước vào vị trí
tối ưu trong cục diện quốc tế mới và tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát
triển đất nước trong tương lại để thỏa mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đưa
Non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét