Vừa qua, một vụ nổ khí gas tại số nhà 42 đường Yên Phụ lớn
(Hà Nội) đã khiến 4 người bị thương. Vụ việc xảy
ra vào khoảng 10h ngày 15/8, người dân ở xung quanh ngôi nhà trên nghe thấy
tiếng nổ lớn phát ra từ bên trong nhà. Nhiều vật dụng như cửa cuốn, cửa ra vào
của các tầng và xe máy bị hất văng ra phía mặt đường. Do ảnh hưởng từ vụ nổ,
một số người đang lưu thông trên đường cũng bị thương.
Người
dân cần nhận thức rõ việc nổ bình gas hay là nổ khí gas, vấn đề này qua vụ việc
trên có rất nhiều người dân nhầm lẫn. Để cụ thể hơn ta đi tìm hiểu cấu tạo của
bình gas mà nhà chúng ta thường sử dụng:
- Có 2
loại chất liệu sử dụng làm vỏ bình gas là thép và composit. Phần lớn trên thị
trường hiện tại, vỏ bình gas được sản xuất từ thép do loại vật liệu này có kết
cấu chịu được áp suất, không gỉ nhiều theo thời gian, co giãn nhiệt tốt.
-
Để được lưu thông trên thị trường, mỗi bình gas đều phải đạt những tiêu chuẩn
trong quá trình sản xuất, thiết kế và an toàn sử dụng. Ngoài ra trên mỗi bình
gas đều phải ghi rõ tên thương hiệu, khối lượng bình gas, thông tin sản
xuất bình gas gồm các thông số và ngày tháng sản xuất, kiểm định. Bình gas rỗng khi về nhà máy, trước khi đưa vào giàn nạp phải
qua quá trình phân loại, kiểm tra ban đầu sau đó mới được bơm lại và qua rất
nhiều nội dung kiểm tra trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Những điều trên cho ta thấy, tỉ lệ bình gas phát nổ là rất thấp,
chủ yếu các vụ việc nổ liên quan đến gas đều là do nổ khí gas do rò rỉ gas.
Những sai lầm mắc phải dẫn nổ bình
gas, khí gas trong gia đình
- Đặt vị trí bình gas
không hợp lý : Nhiều gia đình thường đặt bình gas ngay dưới buồng tủ
bếp. Đây là một sai lầm lớn, vì khu vực này thường kín, không có sự thông gió,
trong trường hợp rò rỉ khí gas sẽ rất nguy hiểm và có nguy cơ gây cháy nổ.
- Ống cao su dẫn khí
gas bị hư hỏng, tắc nghẽn.
- Không khóa van khi
không sử dụng gây rò rỉ khí gas vào môi trường xung quanh.
- Ngửi thấy mùi khí gas trong nhà vẫn cố
tình bật các thiết bị điện, bật nguồn lửa…
Các cách khắc phục để tránh việc nổ bình
gas, khí gas trong gia đình
- Đặt bình gas ở vị trí
mát mẻ, thoáng khí, tránh xa ánh nắng trực tiếp và các vật liệu dễ cháy, bắt
lửa.
- Đảm bảo cho ống dẫn khí
gas không bị tắc nghẽn khí gas có thể gây áp lực lên chính nó dẫn đến rò rỉ. Cần
kiểm tra thường xuyên ống dẫn khí từ bình gas lên thiết bị bếp của gia đình,
khu vực tiếp nối giữa hai đầu của ống dẫn.
- Nếu không sử dụng bếp
gas để nấu ăn, người dùng nên khóa van bình gas lại phòng những rủi ro khi ống
dẫn khí bị thủng dẫn đến khí thoát ra ngoài, đồng thời trong khi bật bếp, bạn
nên đứng ở khu vực trong nhà bếp để có thể phát hiện và xử lý kịp thời khi sự
cố xảy ra.
- Khi ngửi thấy mùi khí
gas rò rỉ nên mở hết các cửa trong nhà cho thoáng khí, đừng sử dụng bất kỳ
thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt nào.
Làm gì khi bình gas, khí gas phát
nổ
- Không sử dụng nước để
chữa cháy gas vì có thể khiến đám cháy lan truyền nhanh hơn sang các thiết bị
và vật dụng trong ngôi nhà. Hãy Sử dụng bình chữa cháy để chữa cháy.
- Người dân nhanh chóng
lấy một mảnh quần áo lớn, hay chăn và nhúng chúng vào nước. Sau đó, phủ chúng
lên cơ thể bạn để tránh ngọn lửa gây bỏng lên người và thoát ra ngoài nếu đám
cháy bùng phát quá lớn (hãy che cả miệng và mũi để tránh cơ hít phải khí độc
phát sinh ra đám cháy). Hô hoán và gọi cho cơ quan chức năng nơi gần nhất.
- Trong trường hợp đám
cháy nhỏ, bạn nên chủ động dập tắt đám cháy bằng mảnh vải lớn như chăn, quần áo
đã nhúng nước. Sau đó, trùm lên khu vực phát ra đám cháy để dập tắt ngọn lửa
nhanh chóng.
- Lưu ý, nếu có thể,
chúng ta hãy nhanh chóng đóng van bình gas nhanh nhất có thể để tránh đám cháy
bùng phát lớn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét